agribank-vietnam-airlines

14 hiệp hội kiến nghị cần ra chỉ thị chống dịch mới

Linh Ly
Linh Ly  - 
Chiều tối 16/9, 14 hiệp hội doanh nghiệp đã có thư gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị chiến lược phòng chống dịch mới cần phù hợp với việc chuyển từ mục tiêu “Zero Covid”hiện nay sang mục “Sống chung với Covid”, phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn.
aa

Theo các hiệp hội, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư do biến chủng Delta khiến việc giãn cách xã hội thực hiện trên diện rộng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và hơn 20 tỉnh thành đã kéo dài từ 2 đến 3 tháng, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, khó trụ tiếp được nữa.

14 hiệp hội cho biết, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy. Người lao động mất việc làm, nông - ngư dân không tiêu thụ được sản phẩm...

14 hiep hoi kien nghi thu tuong ra chi thi chong dich moi thay chi thi 15 16
Thư kiến nghị của 14 hiệp hội

“Tình hình này không thể kéo dài”, 14 hiệp hội lên tiếng và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành chỉ thị phòng chống dịch mới, do dịch bệnh đã chuyển giai đoạn mới, mục tiêu “Zero COVID-19” đã chuyển sang “sống chung với COVID-19”. Chỉ thị mới cần được quy định thống nhất các tiêu chí, điều kiện phòng chống dịch - phục hồi kinh tế và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp được trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch; không cực đoan đóng cửa doanh nghiệp nếu lây nhiễm chỉ trong phạm vi hẹp của một dây chuyền, phân xưởng, bộ phận riêng biệt.

Các hiệp hội kiến nghị Chính phủ cần lập tổ đặc biệt để kiểm tra, giám sát lưu thông, chống ách tắc hàng hoá, lập đường dây nóng. Các địa phương chỉ được phép kiểm tra phòng chống dịch đối với người trên các phương tiện vận chuyển tại điểm đi và điểm đến.

Các tỉnh, thành cần thành lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp - thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch, có kênh liên lạc trực tiếp với tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để kịp thời giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

Các hiệp hội đề xuất quản lý dịch bệnh theo điểm: Không áp dụng phong tỏa, cách ly theo vùng địa lý, quản lý và phòng chống dịch theo điểm; tập trung quản lý dịch bệnh bằng việc xét nghiệm định kỳ và xác xuất tại các điểm; lấy tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng làm nòng cốt phòng chống dịch tại các điểm dân cư; các tổ chức, doanh nghiệp chủ động sắp xếp số lao động tham gia làm việc tại các điểm.

Việc tổ chức sản xuất nên theo khu vực với giờ sản xuất, giờ ăn linh hoạt để hạn chế tiếp xúc. Việc xét nghiệm thực hiện theo xác suất 10% lao động với tần xuất 7 ngày một lần.

Đặc biệt, các hiệp hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các địa phương bãi bỏ các hạn chế về vận tải hàng hóa giữa các vùng; chỉ kiểm tra tại điểm đầu và điểm đến; nếu lái xe chở hàng đến từ các vùng có dịch cần tuân thủ 5K và giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, thực hiện theo nguyên tắc “bong bóng” tức không tiếp xúc; các vùng khác chỉ cần 5K.

Đề nghị tiếp theo là giảm chi phí xét nghiệm - một gánh nặng lớn với doanh nghiệp. Hiện chi phí xét nghiệm RT-PCR khoảng 700.000 - 800.000 đồng một lần, với doanh nghiệp có số lao động tính bằng nghìn thì mỗi lần xét nghiệm chi phí mất tiền tỷ, trong khi nếu được tiêm vắc-xin thì chi phí ít hơn nhiều.

Để giảm giá xét nghiệm và hạ chi phí cho doanh nghiệp và người dân, 14 hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá, cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh.

Chi phí xét nghiệm và phòng chống dịch được khấu trừ vào chi phí doanh nghiệp hoặc kinh phí công đoàn, phí bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế chi trả các chi phí cho các cá nhân đóng bảo hiểm, còn với những người chưa đóng sẽ do ngân sách Nhà nước chi trả. Các bệnh viện, tổ chức y tế tư nhân được phép thu phí xét nghiệm và điều trị.

Để phục hồi nền kinh tế, các hiệp hội kiến nghị miễn, giảm, hỗ trợ liên quan đến: Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn; các loại thuế, phí, tiền điện, nước như đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP; đồng thời đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ các nhà máy, cụm nhà máy, khu công nghiệp lập các cơ sở lưu trú, trạm y tế tại chỗ hoặc lưu động để triển khai phòng chống dịch...

Kiến nghị về các biện pháp cách ly, các hiệp hội đề xuất cho cách ly FO tại nhà; chỉ cách ly căn hộ hoặc căn nhà có F0, căn hộ khác trong toà nhà nếu xét nghiêm âm tính thì không phải cách ly; cách ly cả tầng nếu có hai căn hộ trở lên có F0 trong cùng một tầng; cách ly cả toà nhà nếu có F0 từ 5 tầng khác nhau trở lên; khi có trên 5 căn nhà cùng có F0 thì cách ly cả ngõ.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data