agribank-vietnam-airlines

Xuất khẩu rau quả: Nỗ lực chinh phục thị trường khó tính

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Những năm gần đây, xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, nhiều loại sản phẩm đã đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc... Các chuyên gia cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị rau quả Việt Nam.
aa
xuat khau rau qua no luc chinh phuc thi truong kho tinh Xuất khẩu rau quả: Tìm kiếm thị trường mới
xuat khau rau qua no luc chinh phuc thi truong kho tinh Nhiều “cửa sáng” cho xuất khẩu rau quả
xuat khau rau qua no luc chinh phuc thi truong kho tinh Tín hiệu tích cực từ xuất khẩu rau quả

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 65-80% tổng kim ngạch ngành hàng này. Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị xuất khẩu rau, quả của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau, quả lớn nhất với 53,6% thị phần, đạt giá trị 455,4 triệu USD, tuy nhiên vẫn giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2021.

xuat khau rau qua no luc chinh phuc thi truong kho tinh
Ảnh minh họa

Trong khi đó, nhiều quốc gia nhập khẩu tiềm năng với mặt hàng này lại tăng trưởng khả quan, nhất là các thị trường khó tính, đặc biệt, thị trường Mỹ và Hàn Quốc tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu rau quả sang Mỹ tăng gần 70%; trong khi Hàn Quốc tăng gần 32%. Thị trường Nhật Bản cũng tăng trưởng hai con số, ở mức 12%... Các chuyên gia nhận định, xu hướng chuyển dịch xuất khẩu sang các thị trường ngoài Trung Quốc, nhất là những thị trường khó tính, tiếp tục thể hiện rõ nét trong những tháng đầu năm 2022.

Mỹ được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây Việt, khi có tới hơn 330 triệu khách hàng, với thu nhập đầu người cao và xu hướng thực đơn ngày càng chú trọng rau, quả. Hiện tại, Mỹ đã cấp phép nhập khẩu 6 loại quả tươi từ Việt Nam, gồm: Xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa và thanh long. Các hoa quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô). Mới đây, Bộ NN&PTNT nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Mỹ về việc hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi từ Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Từ đầu năm đến nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 4,9 tỷ USD, chiếm 27,3%. Trong đó, kim ngạch rau quả tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn XNK Trái cây Chánh Thu, Bến Tre chia sẻ, các sản phẩm trái cây của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe từ truy xuất nguồn gốc đến an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm trái cây của Việt Nam hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu của bên nhập khẩu, việc kiểm tra, giám sát vùng trồng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào, nâng cao ý thức cũng như quản lý chặt chẽ các vùng trồng.

Bà Ngô Tường Vy cũng chia sẻ, Mỹ là một trong những thị trường khắt khe nhất về nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của phía bạn cũng rất rõ ràng, các doanh nghiệp, nông dân cần phối hợp nhịp nhàng để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các yêu cầu này. Đơn cử như quả bưởi từ Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải trải qua rất nhiều công đoạn. Để chuẩn bị cho việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp trong nước đã từng bước xây dựng được vùng trồng nguyên liệu bưởi da xanh theo tiêu chuẩn khắt khe, nhất là về vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Việc Mỹ mở cửa thị trường cho trái bưởi là cơ hội tốt để trái cây Việt Nam chinh phục thị trường này, bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.

Tương tự, xuất khẩu vải thiều trong năm 2022 cũng đang hướng tới các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU… Theo Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang, năm 2022, diện tích sản xuất vải thiều toàn tỉnh là 28.300 ha; sản lượng khoảng 160.000 tấn. Trong đó, vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, sản lượng khoảng 112.900 tấn; vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP diện tích 82 ha, sản lượng 1.000 tấn. Đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Theo bà Nguyễn Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Miền đất nông nghiệp Việt – Pháp, sản phẩm vải thiều được rất nhiều thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để xuất khẩu sang thị trường EU đòi hỏi chất lượng vải thiều cao. Hiện tại, Công ty cổ phần Miền đất nông nghiệp Việt – Pháp đã ký kết với nhiều HTX và hộ dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang về việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn sang thị trường châu Âu năm 2022.

Bà Nguyễn Thu Hương cũng bày tỏ được đồng hành cùng các HTX trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng vải thiều nhằm đáp ứng tiêu chí xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Đồng thời, mong muốn chính quyền huyện tạo điều kiện cấp mã vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu sang thị trường này.

Theo Bộ NN&PTNT, để đẩy mạnh xuất khẩu rau, quả, các địa phương cần tăng cường phổ biến thông tin đến doanh nghiệp, hộ sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, đáp ứng quy định thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường phổ biến thông tin đến doanh nghiệp, hộ sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, đáp ứng quy định thị trường nhập khẩu… Đồng thời, ngành rau quả Việt Nam cần tiếp tục chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng sản phẩm chế biến, giảm xuất khẩu sản phẩm tươi.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data