Xuất khẩu nông sản sang EU: Bí quyết là chọn kênh phân phối phù hợp
Cơ hội và triển vọng nào để nông sản Việt thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường EU là vấn đề được đem ra thảo luận tại “Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU” với chủ đề Thương mại nông sản - đối tác phát triển bền vững diễn ra sáng nay, 6/12, do Bộ Công Thương tổ chức.
Chương trình có sự góp mặt của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự tham gia của gần 300 đại biểu, gồm doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng nông sản Việt Nam, các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối, logistics, nhà đầu tư EU tại Việt Nam...
![]() |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có mặt tại hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, một số sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, gạo, điều, rau quả…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trong 11 tháng năm 2018 vào khoảng 36,25 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam cũng đang đứng trong top 5 các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Chia sẻ giải pháp về cách đưa rau quả tươi vào châu Âu, bà Miriam Garcia Ferrer, Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết thị trường rau quả tươi ở châu Âu bị chi phối chủ yếu bởi các siêu thị. Tùy vào từng mặt hàng và từng quốc gia nhập khẩu, khoảng 60-90% sản phẩm được bán thông qua các siêu thị.
Cùng với các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất địa phương, một số siêu thị lớn có các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt để tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm. Các sản phẩm thường được giao dịch bởi các thương nhân chuyên ngành. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân biệt và chọn nhà nhập khẩu phù hợp với nguồn sản phẩm cung cấp.
Rất nhiều sản phẩm được nhập khẩu qua Hà Lan, thông qua Cảng Rotterdam, chỉ để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu khác như Đức và Anh. Điểm mạnh nhất cho Rotterdam là quy trình xử lý hồ sơ nhanh chóng đối với các dịch vụ theo nhóm (như kết hợp một số lô hàng nhỏ vào một container duy nhất). Bỉ và Anh cũng là những nhà nhập khẩu lớn rau quả tươi từ các nước đang phát triển.
Hà Lan và Bỉ là những trung tâm thương mại tiêu biểu cho Bắc Âu, nơi có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chẳng hạn như Rungis ở Pháp, nơi trái cây và rau được giao dịch ngay tại chỗ (Pháp là một thị trường cuối tiêu biểu). Khi sản phẩm tươi có vấn đề về chất lượng, theo sau đó sẽ là khiếu nại, đó là một cách phổ biến để đàm phán lại.
Tuy nhiên, có sự khác biệt trong các kênh phân phối tại thị trường châu Âu bởi thị trường này gần như có thể được phân đoạn thành ba khu vực địa lý với các mô hình tiêu thụ và hành vi mua khác nhau.
Người tiêu dùng ở Tây Bắc Âu có sức mua trung bình cao nhất. Thị trường có nhu cầu cao nhất về trái cây nhiệt đới, trái cây lạ và rau trái vụ. Người tiêu dùng Tây Bắc Âu mua sắm hầu hết trong siêu thị. Các cửa hàng rau quả đặc biệt đắt hơn một chút so với các siêu thị nhưng lại có các sản phẩm đa dạng hơn. Trong phân khúc này, hầu như tất cả các sản phẩm được bán là loại I (chất lượng cao nhất).
Ở miền Nam Âu, trái cây và rau quả chiếm tỷ lệ cao trong chế độ ăn uống. Người tiêu dùng thích các hương vị và sản phẩm truyền thống địa phương, mặc dù nguồn cung trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu quanh năm. Kênh siêu thị cũng là kênh đang trở nên quan trọng ở những khu vực này.
Ở Đông Âu, yêu cầu chất lượng sản phẩm thấp hơn một chút (loại I và loại II) so với ở Tây Bắc Âu và các siêu thị thường có thị phần thấp hơn. Tuy nhiên về lâu dài, sự tăng trưởng của thị trường ở Đông Âu được cho là tiềm năng, kèm theo đó là sự tăng lên của các tiêu chuẩn chất lượng và sản phẩm bền vững.
Chính vì vậy, bà Miriam Garcia Ferrer khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận các thị trường mới và các cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau ở châu Âu để hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương. Đồng thời, cần chọn kênh phân phối phù hợp; chú trọng sở thích hương vị địa phương, chất lượng và cấu trúc thị trường…
“Hãy tham quan các hội chợ thương mại như Fruit Logistica ở Berlin (Đức) hoặc Fruit Attraction ở Madrid (Tây Ban Nha). Ở đây, bạn có thể tìm thấy hầu hết các nhà giao dịch quan trọng”, một chuyên gia đến từ Liên minh châu Âu gợi ý thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
