agribank-vietnam-airlines

Xuất khẩu nông sản: Cơ hội song hành với thách thức

Công Thái
Công Thái  - 
Theo các chuyên gia, việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Trong đó, ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội để thâm nhập vào các thị trường khó tính...
aa

Cơ hội lớn đối với xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 10/2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 4,81 tỷ USD, tăng 7,43% so với tháng 9/2023 và tăng 11,9% so với tháng 10/2022.

Xuất khẩu nông sản: Cơ hội song hành với thách thức
Trong 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục giữ vững tại nhiều thị trường.

Lũy kế 10 tháng năm 2023, do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng, nông sản 21,94 tỷ USD, tăng 17%. Trong đó, có sự đóng góp tích cực bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,91 tỷ USD, tăng 78,9%; gạo 3,97 tỷ USD, tăng 34,9%; hạt điều 2,92 tỷ USD, tăng 14,8% và sản phẩm chăn nuôi 402 triệu USD, tăng 22%.

Trong 10 tháng năm 2023, nhòm ngành hàng nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục giữ vững tại nhiều thị trường. Trong đó, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng nông sản Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2%; Hoa Kỳ chiếm 20,6%, giảm 20,8% và Nhật Bản chiếm 7,5%, giảm 8,5%.

Các thị trường khác vẫn giữ duy trì tương đối ổn định, với giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến từ các thị trường thuộc khu vực châu Á khoảng 21,13 tỷ USD, tăng 5,7%; châu Mỹ 9,74 tỷ USD, giảm 20,6%; châu Âu 4,5 tỷ USD, giảm 11,8%; châu Phi 910 triệu USD, tăng 21,6%; châu Đại Dương 641 triệu USD, giảm 17,2%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định trong bối cảnh khó khăn như năm 2023, ngành nông nghiệp đạt được những kết quả khả quan, nhiều lĩnh vực đạt kết quả cao nhờ vào nỗ lực của toàn ngành trong việc tiếp tục phát huy hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trong 3 quý năm 2023, ngành nông nghiệp tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực như: trồng trọt tăng 2,6%, cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi tăng 5,1%, lâm nghiệp tăng 3,2% và thủy sản tăng 3,6%.

Đứng trước cơ hội gia tăng năng lực xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại…

Thách thức không nhỏ

Tuy nhiên, đi đôi với cơ hội lớn bao giờ cũng có nhiều thách thức. Các chuyên gia nêu rõ, các đối tác nhập khẩu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và yêu cầu xử lý kiểm dịch động thực vật. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá thành của nông sản Việt Nam còn hạn chế. Sản phẩm qua chế biến sâu còn ít. Xây thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức…

Đơn cử tại Gia Lai, địa phương hiện có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, cao su, sắn lát, tiêu, sản phẩm gỗ, rau cũ quả… Các sản phẩm này có mặt tại khoảng 40 quốc gia…

Thế nhưng, trong khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu có chưa đến 10 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sang thị trường 12 nước thành viên Hiệp định EVFTA. Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, nông sản của địa phương có cơ hội lớn khi vào thị trường EU, song có không ít thách thức đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất và chế biến. Do đó, việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản thông qua nâng cao chất lượng chế biến để giúp ngành nông nghiệp địa phương tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xuất khẩu nông sản: Cơ hội song hành với thách thức
Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ… đang được các thị trường nhập khẩu kiểm tra khắc khe

Bên cạnh đó, EVFTA cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông sản, đòi hỏi sự nỗ lực với những cam kết sâu rộng và toàn diện như việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, môi trường kinh doanh. Trong đó, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ… Đó là những thách thức lớn đối với doanh nghiệp cũng như bà con nông dân. Do đó, người nông dân cần phải thay đổi phương thức thức canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu hàng hoá cho xuất khẩu…

Hay như, ngành hàng thuỷ sản Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ bởi việc vướng “vòng kim cô” “thẻ vàng” Ủy ban châu Âu (EC) chưa được gỡ bỏ. Mặc dù, thời gian qua, 28 địa phương ven biển và các bộ ngành liên quan đã nỗ trong chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định). Những hiện nay vẫn gặp những khó khăn thách thức. Vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm. Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng chức năng xử phạt 2.111 vụ vi phạm các quy định khai thác IUU, với số tiền hơn 44 tỷ đồng.

Do đó, theo các chuyên gia, để khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới; tận dụng cam kết của Việt Nam trong các FTA để nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng. Từ thực tế đó, các chuyên gia khuyến nghị, các địa phương, doanh nghiệp cần nghiên cứu, bám sát diễn biến kinh tế-chính trị thế giới, khu vực và các nước lớn, các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế để dự báo và tham mưu có hiệu quả.

Đồng thời, tổ chức các hình thức hướng dẫn nâng cao hiểu biết chuyên sâu cho doanh nghiệp về làm thế nào để tận dụng được các FTA, về khả năng pháp lý, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đặc biệt, các địa phương cần quan tâm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng hoá, hàm lượng chế biến, tận dụng tốt và hiệu quả nhất những lợi ích mà các hiệp định này mang lại, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hoá, hiểu rõ hơn về các cam kết mở cửa thị trường nông sản để đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới.

Công Thái

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data