agribank-vietnam-airlines

Xét xử nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài

 - 
Sáng 16/9 Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM mở phiên xét xử vụ ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) và đồng phạm liên quan đến sai phạm giao khu đất, nhà ở tại địa chỉ 8-12 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, TP.HCM, gây thất thoát, lãng phí của Nhà nước hơn 1.900 tỉ đồng.
aa
xet xu nguyen pho chu tich ubnd tphcm nguyen thanh tai
Ông Nguyễn Thành Tài đến tòa sáng 16/9. Ảnh: VGP/Băng Tâm

Dự kiến phiên xét xử sẽ kéo dài đến hết ngày 21/9. Sáng 16/9, Hội đồng Xét xử thẩm tra lý lịch bị cáo Nguyễn Thành Tài và 4 đồng phạm.

Các bên có quyền lợi liên quan tham gia phiên tòa có đại diện UBND TP.HCM là ông Hà Phước Thắng, đại diện Ban chỉ đạo 09, đại diện các sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư…

Sai phạm vì “quan hệ tình cảm”

Trong vụ án này, ngoài ông Nguyễn Thành Tài còn có 4 đồng phạm, trong đó 3 người từng là cán bộ cao cấp của TP.HCM bị Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Các đồng phạm trong vụ án gồm bà Lê Thị Thanh Thúy (Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue), ông Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), ông Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư Quận ủy quận 2), ông Trương Văn Út (nguyên Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường).

Theo các trạng, khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1 là công sản. Trong quá trình thực hiện chủ trương sắp xếp, xử lý khu đất này, bà Thúy đã dùng quan hệ tình cảm tác động đến ông Tài - lúc đó đang là Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, để ông Tài ký nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia góp vốn, giao đất và cho thuê đất theo hình thức chỉ định không qua đấu giá quyền sử dụng đất, áp dụng 2 hình thức giao đất và cho thuê đối với cùng dự án.

Từ đó dẫn đến thay đổi quyền sở hữu khu đất số 8-12 Lê Duẩn từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, lãng phí 1.927 tỉ đồng. Trong vụ án này, ông Tài chỉ đạo, ký nhiều văn bản trái quy định gây thiệt hại nên chịu trách nhiệm chính.

xet xu nguyen pho chu tich ubnd tphcm nguyen thanh tai
Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đào Anh Kiệt được đưa đến tòa. Ảnh: VGP/Băng Tâm

Sai phạm của ông Tài có tính hệ thống, kéo dài

Theo trạng cáo trạng, năm 2007, khu đất số 8-12 Lê Duẩn do Công ty Quản lý kinh doanh nhà (QLKDN) quản lý và cho 4 công ty thuộc Bộ Công Thương thuê làm trụ sở. Khu đất này được Ban chỉ đạo 09 do nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân làm Trưởng ban đề xuất, giao cho Công ty QLKDN lập thủ tục bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Công ty QLKDN được UBND TP.HCM chấp thuận cho làm chủ đầu tư, góp 50% vốn dự án còn lại do 4 công ty thuộc Bộ Công Thương góp (chia đều mỗi công ty là 12,5%)

Tuy nhiên sau khi được UBND Thành phố cho tham gia cổ phần, các công ty của Bộ Công Thương sang nhượng quyền đầu tư phát triển dự án cho một công ty tư nhân để kiếm lời.

Cáo trạng xác định ông Nguyễn Thành Tài được phân công phụ trách lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc, đầu tư xây dựng nên biết rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, do có “mối quan hệ tìn cảm” với bà Lê Thị Thanh Thúy nên ông Tài có nhiều sai phạm, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tháng 6/2011, ông Tài ký quyết định cho Công ty Lavenue sử dụng toàn bộ khu đất xây khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Hình thức sử dụng là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng tại số 8 Lê Duẩn và cho thuê hàng năm với khu đất 12 Lê Duẩn.

Tổng nghĩa vụ tài chính công ty này phải nộp ngân sách Nhà nước là hơn 647 tỷ đồng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và tiền thuê theo đơn giá thị trường.

Cáo trạng xác định hành vi sai phạm của ông Nguyễn Thành Tài có tính hệ thống, xảy ra trong một thời gian dài, là nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm pháp luật tại dự án số 8-12 Lê Duẩn.

Thiệt hại mà nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài cùng 4 đồng phạm gây ra là 2.554 tỷ đồng. Do Công ty Lavenue đã nộp ngân sách Nhà nước 647 tỷ đồng nên thiệt hại còn lại là 1.927 tỷ đồng.

chinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data