agribank-vietnam-airlines

Vụ MobiFone mua AVG: Bị cáo Nguyễn Bắc Son bị đề nghị y án sơ thẩm

 - 
Viện Kiểm sát xác định bị cáo Nguyễn Bắc Son có vai trò quyết định, đứng đầu trong việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG nên đề nghị giữ nguyên mức án chung thân.
aa
vu mobifone mua avg bi cao nguyen bac son bi de nghi y an so tham

Bị cáo Nguyễn Bắc Son. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 24/4, Phiên phúc thẩm vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) kết thúc phần xét hỏi bước vào tranh tụng.

Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm luận tội tại phiên tòa.

Viện Kiểm sát xác định bị cáo Nguyễn Bắc Son có vai trò quyết định, đứng đầu trong việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, vì mục đích tư lợi đã nhận hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ nên đề nghị giữ nguyên mức án chung thân.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son có vai trò quan trọng nhất trong vụ án

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội nhận định việc Tòa sơ thẩm tuyên án chung thân với cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son về tội "Nhận hối lộ" và "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" là đúng người, đúng tội. Do đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đề nghị cấp phúc thẩm giữ nguyên hình phạt.

"Xét vai trò, bị cáo Son có vai trò quan trọng nhất trong vụ án. Bị cáo Son còn lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận tiền hối lộ lớn," đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh.

Theo quan điểm của Viện Kiểm sát, năm 2015, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son với tư cách Bộ trưởng là người trực tiếp thành lập, đánh giá dự án, định hướng cho MobiFone mua cổ phần AVG, đồng ý bản ghi nhớ, ký quyết định thành lập tổ thẩm định, thống nhất giá mua 95% cổ phần là hơn 8.900 tỷ đồng, thương vụ phải được triển khai ngay trong năm 2015.

Tại tòa, bị cáo Son thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và bản án sơ thẩm đã tuyên. Ông Son là người có chức vụ quyền hạn cao nhất, có vai trò quyết định trong thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG bất chấp quy định của pháp luật.

vu mobifone mua avg bi cao nguyen bac son bi de nghi y an so tham

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Son. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hành vi của ông Son và đồng phạm gây thiệt hại 6.500 tỷ đồng. Quá trình thực hiện dự án, bị cáo Son nhiều lần trao đổi với Phạm Nhật Vũ, có mục đích tư lợi chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án.

Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, bị cáo Son đã nhận được 3 triệu USD tiền hối lộ từ Phạm Nhật Vũ.

Xét hình phạt 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và mức án chung thân về tội "Nhận hối lộ" cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp, do đó Viện Kiểm sát đề nghị cấp phúc thẩm giữ nguyên hình phạt.

Bị cáo Lê Nam Trà được đề nghị giảm án

Nguyên Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà được đề nghị giảm 1-2 năm tù. Đại diện Viện Kiểm sát xác định bị cáo Lê Nam Trà là người đứng đầu MobiFone, đã tiếp nhận chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son trong việc đầu tư dự án dịch vụ truyền hình bằng phương thức mua lại cổ phần của AVG.

Bị cáo Trà nhận thức rõ tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua theo tư vấn cao so với giá trị thể hiện trên sổ sách nhưng vẫn thực hiện ý kiến chỉ đạo của bị cáo Son và chỉ đạo cấp dưới thực hiện dự án để mua 90% cổ phần AVG.

Tuy nhiên xét hành vi vi phạm, bị cáo Trà là cấp dưới, mức án 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" so với các bị cáo Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng... hình phạt của bị cáo là có phần nghiêm khắc nên xem xét giảm.

Về tội "Nhận hối lộ," cấp sơ thẩm đã xem xét hết tình tiết giảm nhẹ, tuyên mức án 16 năm tù với bị cáo Trà là phù hợp.

Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trà, giảm một phần hình phạt của tội "Vi phạm quy định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" từ 1-2 năm tù, giữ nguyên tội "Nhận hối lộ" với hành vi nhận 2,5 triệu USD.

Với 4 nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Kiểm sát đánh giá không có căn cứ để xem xét kháng cáo xin giảm hình phạt.

Riêng nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone Nguyễn Bảo Long, Viện Kiểm sát đánh giá có vai trò thấp hơn, đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm nên đề nghị giảm 6 tháng tù.

Nguyên Phó Tổng Giám đốc MobiFone Nguyễn Đăng Nguyên được cho rằng giữ "vai trò thấp nhất," khác biệt so với những bị cáo khác... nên có cơ sở xem xét kháng cáo.

Viện Kiểm sát đề nghị giữ nguyên mức án 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Hoàng Duy Quang (Thẩm định viên của Công ty AMAX) cũng bị đề nghị y án./.

www.vietnamplus.vn

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data