agribank-vietnam-airlines

Vốn tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống

Hồng Sơn thực hiện
Hồng Sơn thực hiện  - 
Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng về những đóng góp của ngành Ngân hàng và NHCSXH trong việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo.
aa

Thưa Thứ trưởng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Xin ông cho biết những kết quả đạt được trong thời gian qua?

Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, bước đầu đã góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm (riêng các huyện nghèo giảm tỷ lệ nghèo từ 4-5%/năm), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Chương trình đã hỗ trợ đầu tư gần 1.700 công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... tại 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tạo liên kết vùng phục vụ dân sinh; thực hiện trên 2.500 dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho gần 41 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…

Người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin…).

Trong dòng chảy đó, ngành Ngân hàng nói chung và NHCSXH đã có đóng góp thế nào trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thưa ông?

Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của ngành Ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, thông qua các chính sách như chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng khó khăn, chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cho vay phục hồi sản xuất kinh doanh… và các hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình, ngành Ngân hàng đã có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2021-2025, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo
Vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo

Riêng hệ thống NHCSXH đã và đang triển khai thực hiện hơn 20 chương trình và một số chương trình, dự án do các địa phương, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy thác cho NHCSXH thực hiện. Đến ngày 31/3/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại NHCSXH đạt 340.171 tỷ đồng, với hơn 6,8 triệu khách hàng đang còn dư nợ, riêng dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt khoảng 134.000 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ, với hơn 2,8 triệu hộ đang còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại các huyện nghèo đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ, với gần 556 nghìn hộ đang còn dư nợ.

Tính từ năm 2021 đến ngày 31/3/2024, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn góp phần giúp trên 1.095 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho hơn 2.450 nghìn lao động, trong đó có hơn 20,6 nghìn lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giúp gần 223 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giúp gần 3,6 nghìn doanh nghiệp vay vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho hơn 534 nghìn lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19… góp phần ổn định và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Những kết quả đạt được tiếp tục khẳng định chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống; “là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực”, là “trụ cột” quan trọng, một “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; và được nhân dân đồng tình ủng hộ, cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đánh giá “Việt Nam là một hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới”.

Theo ông, thời gian tới, NHCSXH cần làm gì để vốn tín dụng có thể lan tỏa mạnh mẽ hơn đến đối tượng thụ hưởng?

Để lan tỏa mạnh mẽ vốn tín dụng chính sách xã hội đối với nhóm đối tượng thực sự có nhu cầu vay vốn, NHCSXH cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, thực hiện tốt Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh việc tăng cường các nguồn tín dụng chính sách cũng như rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật bảo đảm điều chỉnh bao quát các nhóm đối tượng chính sách, ưu tiên hỗ trợ các đối tượng yếu thế, đặc thù.

Hai là, thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã đề ra tại Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó có giải pháp: “Ưu tiên bố trí vốn cho NHCSXH có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững”.

Ba là, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; trên cơ sở kết quả điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả công tác ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các chương trình cho vay bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.

Năm là, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội và các địa phương tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chủ động nghiên cứu, đề xuất từng bước mở rộng đối tượng chính sách được vay vốn, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội.

Vậy sắp tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và NHCSXH phối hợp như thế nào để tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương xóa đói, giảm nghèo?

Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan Trung ương, trong đó có NHCSXH để tập trung xây dựng Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) đảm bảo chất lượng, hiệu quả; đồng thời chỉ đạo, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm để làm căn cứ thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo cũng như hoạt động tín dụng chính sách xã hội…

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Hồng Sơn thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data