Vốn FII vẫn chảy mạnh vào Việt Nam
![]() | M&A thu hút dòng vốn ngoại |
![]() | Dòng vốn vẫn đang chảy vào |
![]() | Dòng vốn từ Asean đổ mạnh vào Việt Nam |
Vốn rút khỏi EM ngày càng rõ
Dòng vốn gián tiếp trên toàn cầu liên tục dịch chuyển để tìm kiếm cơ hội sinh lời. Và trong con mắt của giới đầu tư, các EM luôn có rủi ro cao hơn các thị trường phát triển (DM). Thực tế những năm gần đây cho thấy, đã có một số lần dòng vốn rời khỏi EM để chuyển về DM khi rủi ro gia tăng.
![]() |
Cụ thể, lần đầu tiên là trước và trong năm 2015 khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất. Lần thứ hai là sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ. Với chính sách hỗ trợ DN của ông Trump, giới đầu tư kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của DN Mỹ sẽ cao, vì vậy tài sản của Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn. Giới đầu tư cũng dự báo đồng USD sẽ lên giá bởi ông Trump là người ủng hộ thắt chặt tiền tệ. Các diễn biến thực tế sau đó gần như hoàn toàn đúng với các kỳ vọng này.
Theo báo cáo cập nhật dòng vốn toàn cầu mới nhất của Khối Nghiên cứu bán lẻ thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), hiện dấu hiệu của lần thứ ba cũng đang xuất hiện rõ, bắt đầu từ tháng 4/2018 trước khả năng Fed nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến khiến đồng USD tăng mạnh và cùng với đó là manh nha một cuộc chiến thương mại trên toàn cầu, đặc biệt là giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – xuất hiện rõ nét hơn.
Hiện dòng vốn tiếp tục có dấu hiệu bị rút ra khỏi các EM. Nhưng điểm khác biệt so với thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 đó là dòng vốn ra khỏi các EM dường như đang quay trở lại các DM, mà cụ thể là Mỹ do tăng trưởng kinh tế tại Mỹ đang rất khả quan. Cụ thể thống kê trong 5 tuần gần nhất, các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ có inflow (vốn vào) 4 tuần với tổng inflow +14,3 tỷ USD. Ngược lại, thị trường mới nổi chỉ có inflow duy nhất 1 lần trong 5 tuần gần nhất và tổng giá trị outflow (vốn ra) của 5 tuần là -3,8 tỷ USD.
Đặc biệt đáng chú ý là từ tháng 6 vừa qua, rủi ro CTTM bắt đầu gia tăng mạnh và có nhiều dự báo về nguy cơ lan rộng và kéo dài. Điều này thực tế đã xảy ra trong tháng 8. Điểm khá bất ngờ là một nước không lớn và cũng không được nhắc đến nhiều trước đó là Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành mục tiêu tiếp theo.
Dù rủi ro từ Thổ Nhĩ Kỳ không lây lan trực tiếp sang các EM nhưng có thể gián tiếp qua việc làm đồng USD lên giá, đồng thời làm gia tăng gánh nặng tâm lý vốn đã rất lo ngại chiến tranh thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế hiện nay ở Trung Quốc. Trong khi đó, cuộc đàm phán thương mại lần thứ hai giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc ngày 23/8 mà không đạt được bước tiến đáng kể nào. Điều này càng khiến giới phân tích quan ngại về khả năng CTTM còn leo thang hơn nữa, kéo theo đó là vốn FII rút khỏi các EM còn lớn hơn nữa.
Thị trường Việt Nam có chịu tác động lớn?
Tuy nhiên theo một số chuyên gia trong nước, dù xu hướng chung là vốn FII đang rút ra khỏi các EM nhưng rủi ro với thị trường Việt Nam không lớn, bởi dù nằm trong nhóm các EM nhưng thị trường Việt Nam vẫn có những lợi thế và khác biệt riêng có.
Cụ thể theo TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội quốc gia (NCIF), thị trường Việt Nam vẫn là thị trường có khả năng sinh lời tốt cho các NĐT ngoại. Một mặt, theo hầu hết các dự báo gần đây thì triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Mặt khác, tỷ giá được giữ tương đối ổn định so với các đồng tiền khác.“Ngay cả khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng hơn thì tôi cho rằng cũng không phải là yếu tố then chốt làm cho dòng vốn FII chảy ra”, TS. Thắng nhận định.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, việc các NĐT ngoại vẫn có những nhận định tích cực về tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam; trong khi giá chứng khoán của Việt Nam sau khi tăng nóng thời điểm cuối năm 2017 và quý I/2018 đã trở về trạng thái hợp lý hơn chính là những lý do cơ bản nhất lý giải cho việc dòng vốn ngoại vẫn đổ vào thị trường.
Theo các số liệu tổng hợp từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 7, dòng vốn ngoại chảy vào TTCK Việt Nam (không kể giao dịch trái phiếu) đạt khoảng gần 1,4 tỷ USD. Trong khi theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay, khối ngoại góp vốn mua cổ phần tăng mạnh 53,5% so với cùng kỳ năm trước, với tổng giá trị vốn góp gần 4,79 tỷ USD. Điều đó cho thấy dòng vốn ngoại vẫn chảy vào tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu có những diễn biến không thuận lợi hiện nay, việc Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vào tháng 5/2018 nâng xếp hạng của Việt Nam từ mức "BB-" lên "BB" (sau 3,5 năm giữ nguyên mức BB-) hay mới đây nhất vào ngày 10/8, Moodys cũng nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ mức B1 lên Ba3 và ngay sau đó nâng hạng cho một loạt các NHTM có thể coi là những thông điệp hàm chứa rất nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam. Đặc biệt, nếu đặt trong tương quan với động thái Moodys và Standard & Poors vừa hạ xếp hạng nợ của Thổ Nhĩ Kỳ xuống ngưỡng “rác” sẽ thấy việc tăng hay giảm xếp hạng của các tổ chức này sẽ tác động đến niềm tin của NĐT thế nào.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nâng hạng cho Việt Nam là một trong những động thái tích cực và tác động tốt đến niềm tin của các NĐT. Một trong những yếu tố mấu chốt để các tổ chức này nâng hạng là vì KTVM của Việt Nam được duy trì ổn định. Bởi vậy, để duy trì dòng vốn vào, việc tập trung ổn định KTVM cần tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.
Bên cạnh đó, cần quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, qua quan sát TTCK gần đây, chuyên gia này cho rằng: “NĐT nước ngoài đang mua ròng trái phiếu và bán ròng cổ phiếu nhiều hơn. Dù biến động dòng tiền trên thị trường cổ phiếu chưa quá lớn, song vẫn cần theo sát và hành động ứng phó kịp thời”.
Tin liên quan
Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập
