VN-Index tăng 1,1 điểm, chưa rõ xu hướng của thị trường
Sau ít phút đầu giảm điểm do có tới quá nửa số mã thuộc Vn30 giao dịch với giá đỏ, VN-Index đã quay trở lại sắc xanh nhờ đà tăng mạnh của một số nhóm vừa và nhỏ, đặc biệt là thủy sản, với các mã tiêu biểu như ANV, FMC, IDI, CMX… Bên cạnh nhóm thủy sản, nhóm cổ phiếu liên quan tới đầu tư công cũng tăng mạnh với mức tăng 3-4% của nhiều mã như HHV, FCN, KSB, PHC.
![]() |
VN-Index gặp rủi ro giảm điểm |
Từ giữa tới cuối phiên sáng, VN-Index liên tục tăng điểm và đóng phiên sáng với mức tăng 5 điểm. Vào phiên chiều, đà tăng được hỗ trợ bởi một số mã lớn như VRE, VIC, VHM, SSI đưa chỉ số chung tăng thêm 2 điểm, trước khi bất ngờ xuất hiện lực bán nhằm vào nhóm cổ phiếu lớn thuộc Vn30. Đáng chú ý nhất là lệnh bán giá sàn của CTG.
Trong một giờ giao dịch cuối cùng, VN-Index chỉ còn dao động quanh tham chiếu, trước khi đóng cửa với mức tăng 1,1 điểm. Thanh khoản trên HoSE tiếp tục sụt giảm xuống mức 11.505,4 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 176,84 tỷ đồng...
Nhận định thị trường cơ sở, chuyên gia phân tích chứng khoán Đinh Thái Huyền Trang cho biết, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chỉ biến động nhẹ trong khi thị trường Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ lễ. Trong nước, VN-Index tăng nhẹ 1,1 điểm, nổi bật là đà tăng của nhóm Thủy sản và Đầu tư công.
Về kỹ thuật, bà Trang cho rằng, VN-Index chỉ còn giữ mức tăng nhẹ trên tham chiếu sau khi mất đà trong phiên cho thấy bên bán vẫn kiểm soát thị trường. Volume tiếp tục sụt giảm, nhà đầu tư lớn vẫn đứng ngoài thị trường để chờ vùng giá hấp dẫn hơn. Trong khi đó, điểm số vẫn nằm dưới neckline của mô hình 2 đỉnh khiến rủi ro thủng nền đi ngang ngắn hạn chưa bị loại trừ. Nhà đầu tư đã mua thăm dò các mã thuộc các nhóm khuyến nghị có thể chốt lời ngắn hạn, hoặc đưa mức dừng lỗ lên điểm hòa vốn.
Dưới góc nhìn của mình, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, áp lực bán trong phiên chiều đã khiến cho VN-Index không giữ được sắc xanh, đảo chiều giảm điểm về quanh mốc tham chiếu.
Lấy lại sắc xanh trong phiên sáng, lực cầu tuy xuất hiện thưa thớt nhưng cũng đã giúp cho VN-Index có được sự phục hồi với gần 300 mã tăng điểm. Nổi bật nhất là nhóm thủy sản với nhiều cổ phiếu tăng trần như ANV, FMC. Bên cạnh đó, ngành hóa chất cũng thu hút được lực cầu tốt với mức tăng xấp xỉ 1,5%. Tính đến hết phiên sáng, thanh khoản mua chủ động chiếm đến gần 75,5% tổng thanh khoản thị trường. Tuy nhiên tổng thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh nên chưa thể khẳng định thị trường đã lấy lại được điểm cân bằng.
Áp lực bán dần xuất hiện trở lại trong phiên chiều khiến cho VN Index không thể duy trì được sắc xanh, đảo chiều giảm điểm về quanh mốc tham chiếu. Trước diễn biến chưa rõ xu hướng của thị trường, khối ngoại tỏ ra khá thờ ơ khi chỉ mua ròng với thanh khoản nhỏ 81 tỷ, tập trung mua SSI, VRE, VIX. Kết phiên, VN-Index tăng 1,1 điểm, tương đương với 0,1% lên 1.155,25 điểm. Tương tự VN-Index, HNX-Index đóng cửa tại 236,72 điểm, tăng 0,37 điểm.
Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS cho rằng, VN-Index kết phiên hình thành nến Doji thể hiện sự lưỡng lực của nhà đầu tư trước diễn biến chưa rõ xu hướng của thị trường. Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đều có xu hướng bẻ ngang cho thấy lực cầu vẫn khá rụt rè và chưa đủ để giúp thị trường có được nhịp phục hồi tốt. Bên cạnh đó, tại khung đồ thị ngày, chỉ báo ADX và DI- vẫn đang ở mức cao nên xác xuất thị trường tiếp tục giảm điểm là cần được tính tới.
“Tuy thị trường chung vẫn đang rung lắc và chưa rõ xu hướng ngắn hạn nhưng sự phân hóa vẫn được thể hiện rõ rệt và tìm đến những cổ phiếu riêng lẻ. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng những phiên tăng điểm để cơ cấu, thu gọn lại danh mục, hoặc có thể giải ngân bắt đáy lướt sóng với tỉ trọng thấp từ 10 – 25% tài khoản đối với những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành có xu hướng phục hồi tốt hơn thị trường”, ông trần Minh Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu – Phân tích VCBS cho hay.
Hệ thống đánh giá và phân loại trạng thái diễn biến của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) ghi nhận thị trường trong phiên giao dịch 2/10/2023 tương ứng với diễn biến giá giảm.
Xét trong ngắn hạn T+3, sức mạnh tổng quan của chỉ số VN-Index ghi nhận duy trì diễn biễn suy yếu trong bối cảnh dư địa điều chỉnh vẫn đang có chiều hướng duy trì đồng thời chỉ số VN-Index cũng cho thấy kịch bản tiếp tục ổn định tại vùng hỗ trợ 1.148 – 1.150 điểm dài hạn của đường EMA 200 ngày trong bối cảnh áp lực bán đã phần nào suy giảm với nhiều cổ phiếu đã vào trong vùng cảnh báo quá bán.
Với diễn biến áp lực điều chỉnh vẫn còn hiện hữu, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục theo dõi đồng thời chỉ nên mở mua mới hoặc gia tăng vị thế nếu chỉ số VN-Index cho thấy phản ứng hồi phục và bật tăng điểm tốt tại vùng hỗ trợ dài hạn 1.148 – 1.150 điểm. Trái lại, nếu áp lực điều chỉnh hiện tại vẫn được duy trì, chỉ số có thể tìm về ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 1.120 điểm.
Tin liên quan
Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động
