agribank-vietnam-airlines

VN-Index đóng cửa tại 1.262,82 điểm, tăng 12,47 điểm

Trần Hương
Trần Hương  - 
Thị trường ngày 9/4 mở cửa tăng nhẹ khi sắc xanh ở nhóm buechip có phần chiếm ưu thế. Tuy nhiên, lực cầu tham gia khá yếu khiến VN-Index nhanh chóng quay đầu giảm điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
aa
Cổ phiếu trụ phân hóa, VN-Index giảm 3,22 điểm Xuất hiện lực bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất 13,14 điểm Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index thu hẹp đà giảm
VN-Index đóng cửa tại 1.262,82 điểm, tăng 12,47 điểm
VN-Index đóng cửa tại 1.262,82 điểm, tăng 12,47 điểm

Sắc đỏ cũng bắt đầu lan sang nhiều nhóm ngành khác như ngân hàng, bất động sản, sản phẩm cao su, chế biến thủy sản, thiết bị điện, bán buôn… Đến cuối phiên sáng, lực cầu được cải thiện, sắc xanh xuất hiện nhiều hơn ở nhóm ngân hàng, bất động sản như BID, CTG, MBB, LPB, DIG, PDR, KBC, VHM… đã giúp chỉ số đóng cửa tăng hơn 12 điểm.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng giao dịch tích cực như VDS, FTS, CTS… Nổi bật trong nhóm VN30 là MWG khi tăng tới hơn 5%, và đóng góp tích cực cho chỉ số. Trong khi đó, VCB, VPB, FRT, SAB… là những mã vốn hóa lớn kìm hãm sự hồi phục của chỉ số. Tuy vậy, thanh khoản vẫn đang là điểm trừ lớn, khi tiếp tục sụt giảm mạnh về mức thấp nhất trong khoảng gần 2 tháng qua.

Về kỹ thuật, VN-Index đóng cửa ở mức điểm cao nhất phiên và trên đường MA5, nhưng thiếu sự hỗ trợ của dòng tiền lớn khi thanh khoản tiếp tục sụt giảm. Điều đó cho thấy nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra khá thận trọng khiến đà hồi phục của chỉ số có độ tin cậy không cao. Chỉ báo RSI hướng lên trên vùng 50, nhưng MACD vẫn đang mở rộng khoảng cách đường tín hiệu xuống dưới. Chỉ số cần thêm các phiên cân bằng trở lại nên nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế mua đuổi trong các phiên tăng điểm, ưu tiên cân bằng chứng và tiền trong tài khoản.

Dưới góc nhìn của mình, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, thị trường mở cửa phiên sáng tăng điểm nhẹ và mức tăng này cũng chỉ duy trì được đến giữa phiên, VN-Index lại giảm điểm dưới tham chiếu. Thanh khoản trong phiên ở mức thấp với hành động thận trọng từ cả bên bán và bên mua. Một số mã tầm trung hồi phục tốt giúp nâng đỡ chỉ số chung trong phiên như MWG, MSN, VRE với mức tăng lần lượt là 4,6%, 1,67%, và 1,69%. Nhìn chung cả thị trường vận động lình xình nhưng điều này cũng cho thấy VN-Index đã phần nào lấy lại được sự cân bằng sau những phiên giảm liền trước.

Thanh khoản mua chủ động tăng ổn định đầu phiên chiều cùng dấu hiệu hồi phục ở nhiều mã cổ phiếu giúp chỉ số chung duy trì được sắc xanh. Thị trường vẫn đang trong giai đoạn phục hồi với các mã cổ phiếu có diễn biến trồi sụt quanh tham chiếu, tuy nhiên đáng chú ý là nỗ lực đẩy giá đã xuất hiện ở một số cổ phiếu ngân hàng như CTG, MBB, BID và theo đó đóng góp tốt cho đà hồi phục của VN-Index. Khối ngoại duy trì đà bán ròng cho đến gần giữa phiên chiều bắt đầu mua vào mạnh hơn với tổng giá trị ròng đạt 355.10 tỷ đồng, tập trung mua MWG, STB, VIX. Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.262,82 điểm, tăng 12,47 điểm, tương đương 1%.

Phân tích kĩ thuật, VCBS cho biết, VN-Index kết phiên với nến xanh tăng điểm với nỗ lực hồi phục ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI hướng lên ở vùng thấp, tuy nhiên đường ADX, DI+ đều đang ở dưới mức 25 nên chưa thể khẳng định VN-Index đã hoàn tất nhịp điều chỉnh và quay trở lại xu hướng tăng giá đồng thuận.

Thanh khoản phiên hôm nay vẫn đang ở mức thấp so với trung bình 20 phiên cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư còn hiện hữu. Mặt tích cực của VN-Index là xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều Tweezer sau khi chạm mốc 0.786 của thang đo Fibonacci thoái lui cho thấy thị trường có sẽ có nhịp tăng ngắn và ít nhất sẽ quay trở lại bám sát đường MA20 quanh vùng điểm 1.270 điểm.

Ở khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đều đồng loạt tạo các đáy nhỏ hướng lên cùng với việc chỉ báo CMF đã gia tăng trở lại cho thấy tín hiệu của thanh khoản bắt đáy, mua chủ động đã xuất hiện củng cố cho nhận định trên. Sau 4 phiên điều chỉnh liền trước, thị trường đã ghi nhận phiên hồi phục tại mốc 1.250 điểm. Nếu duy trì được đà này thì đây sẽ là mốc hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm tra hỗ trợ thành công hoặc đã có từ 3-5 phiên tạo nền sau nhịp điều chỉnh và thu hút dòng tiền trở lại thuộc nhóm ngành như bất động sản, ngân hàng, bán lẻ.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Ngày 8/4, VN-Index mở phiên tiếp tục quán tính giảm mạnh 26 điểm. Lực cung nhanh chóng dâng cao khi áp lực call margin và bán giải chấp lớn xuất hiện vào khung giờ xử lý từ 10 giờ sáng. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data