Việt Nam sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn
![]() | Giải quyết những vấn đề nội tại để kinh tế bứt phá |
![]() | Kinh tế 2019: Thận trọng các giải pháp để đạt mục tiêu |
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân |
Ở góc nhìn của mình, xin ông cho biết đánh giá về vai trò của ngành Ngân hàng vào kết quả 2018 và những tháng đầu năm 2019?
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được những kết quả rất khả quan trong năm 2018. Theo đó, chúng ta đã hoàn thành 12 chỉ tiêu trong đó có 9 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tới 7,08%, cao nhất từ 2008 đến nay.
Để đạt được kết quả này chúng ta cũng nhìn nhận thấy sự đóng góp rất tích cực của hệ thống ngân hàng. Như chúng ta thấy mặc dù tín dụng của năm 2018 chỉ tăng 14%, thấp hơn nhiều mức tăng của năm 2017 (18%), nhưng kinh tế tăng trưởng cao hơn. Điều đó có nghĩa là chất lượng sử dụng vốn của chúng ta ngày càng được nâng cao và hiệu quả hơn.
Một điểm nữa là chúng ta đã cơ cấu khá thành công thị trường tài chính. Chúng ta đã nâng cao được thêm phần vai trò của thị trường vốn. Việc huy động vốn trên TTCK ngày càng tăng lên, nên vốn hóa của TTCK đã đạt trên 70% GDP. Do đó, nó đã giúp chia sẻ bớt một phần vốn trung dài hạn từ NHTM với nền kinh tế.
Đặc biệt hơn, sau khi có Nghị quyết 42 của Quốc hội thì quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng đạt được kết quả nhất định, từ đó nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD đã giảm xuống khoảng 2% và nợ xấu ngoại bảng cũng giảm so với trước đây. Qua đó, nó giúp cho tính an toàn trong hệ thống ngân hàng ngày càng tốt hơn và chi phí trong hoạt động ngân hàng theo hướng giảm. Những yếu tố này, giúp cho hệ thống ngân hàng có điều kiện để giảm được lãi suất để hỗ trợ cho DN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vậy ông đánh giá thế nào về sức khỏe của nền kinh tế khi hoạt động của DN vẫn rất khó khăn và số DN phá sản vẫn nhiều?
Như chúng ta thấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì “có sinh và có tử”. Tuy số lượng DN thành lập mới ngày càng tăng cao cũng như số DN quay trở lại hoạt động cũng rất lớn; nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần nhìn nhận số lượng DN đóng cửa ngừng hoạt động cũng tăng lên.
Theo tôi, trong thời gian tới Chính phủ ta cần phải chú ý đến hai yếu tố: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế đồng bộ để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chỉ số JCI, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đang ở hàng 77, trong khi vấn đề về thể chế lại ở hạng 94. Cho nên Quốc hội lần này tập trung thời gian rất nhiều cho việc hoàn thiện thể chế và hệ thống luật pháp để đáp ứng yêu cầu này.
Thứ hai là chúng ta phải đảm bảo kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt trong hạ tầng giao thông. Đây cũng là điểm nghẽn làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh, nhất là chi phí về logictis cho DN.
Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng ta phải giải quyết hai vấn đề này, trong đó quan trọng nhất là Chính phủ phải tiếp tục cải thiện MTKD, cải cách hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình đăng ký kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh để họ cảm thấy thực sự minh bạch và bình đẳng.
![]() |
Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt |
Như ông nói, TTCK mới chỉ chiếm 70% GDP, trong khi tín dụng đang chiếm 130% GDP. Vậy ông đánh giá thế nào về sự mất cân đối này?
Như chúng ta biết cách nay 5 năm, Quốc hội và Chính phủ đã ra nghị quyết để tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có nội dung tái cơ cấu thị trường tài chính vì đã nhìn thấy sự bất ổn và mất cân đối giữa các thị trường. TTCK lúc đó chỉ chiếm khoảng 30% GDP, nhưng đến nay mức độ vốn hóa của TTCK đã được nâng lên đến 70% GDP. Đây là điểm rất thành công của chúng ta.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật sửa đổi một số điều về Luật Chứng khoán. Tôi cho rằng, chắc chắn trong thời gian tới khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thì việc huy động vốn trên TTCK sẽ gia tăng. Cùng với đó, những nỗ lực của Việt Nam trong việc chuẩn bị các điều kiện nâng hạng thị trường này sẽ khiến việc đánh giá của NĐT nước ngoài với thị trường tài chính và TTCK Việt Nam tích cực hơn, NĐT nước ngoài sẽ quan tâm nhiều hơn đến TTCK Việt Nam.
Đây cũng là mong muốn của chúng ta trong cân đối lại các thị trường tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu để chúng ta chia sẻ gánh nặng với hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn vốn từ trước đến nay chỉ giành cho lên NHTM. Việc gánh nặng này được san sẻ và chuyển về cho TTCK là đúng theo hoạt động bài bản của kinh tế thị trường.
Ở góc nhìn của ông những tháng cuối năm thì nền kinh tế có thuận lợi khó khăn gì. Để đạt mục tiêu thì chúng ta cần có giải pháp như thế nào?
Nhiều tổ chức quốc tế lớn liên tục cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới. Nếu như các dự báo được đưa ra vào năm ngoái đều nhận định kinh tế thế giới tăng trưởng 3,6% - 3,7% trong năm nay; thì các dự báo gần đây đã hạ xuống mức 3,3%, thậm chí 3,2%
Một vấn đề khác là Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên kinh tế toàn cầu. Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ rất lớn, lên tới khoảng 48 tỷ USD, nhưng ngược lại chúng ta lại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tới 66 đến 67 tỷ USD. Như vậy, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam, nhưng nó cũng có thể khiến cho nhập siêu từ thị trường Trung Quốc tăng lên. Do vậy, chúng ta phải nắm bắt được cơ hội và hạn chế được thách thức từ thị trường hàng hóa của Trung Quốc vào Việt Nam.
Một vấn đề khác là thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đang có xu hướng gia tăng. Do đó, chúng ta cũng phải thận trọng trong cấp phép, chỉ cấp phép cho các dự án công nghệ cao, bảo đảm an toàn môi trường, phải tránh tuyệt đối các bài học như với dự án Formosa Hà Tĩnh. Có như vậy mới đảm bảo kinh tế phát triển bền vững.
Ở trong nước, thách thức cũng còn rất nhiều, nhất là trong vấn đề kết cấu hạ tầng giao thông cũng như vấn đề triển khai các dự án còn chậm so với kế hoạch và so với nguồn ngân sách mà Quốc hội đã phê duyệt. Bên cạnh đó, diễn biến giá xăng dầu thế giới rất khó lường và nó có thể tác động đến lạm phát trong nước.
Ngoài ra nó còn có biến khác liên quan đến chính sách tiền tệ của các quốc gia. Các quốc gia hiện nay đang đi theo hướng kéo giảm mặt bằng lãi suất và làm cho đồng tiền của mình yếu đi. Việc này chắc chắn sẽ tác động đến đồng tiền của Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải theo dõi sát biến động của thị trường thế giới để kịp thời có những điều chỉnh linh hoạt để tránh các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
