agribank-vietnam-airlines

Việt Nam còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới cho xe điện

Diệu Linh
Diệu Linh  - 
Hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện đang thiếu các yêu cầu về kỹ thuật cho các loại xe điện như ô tô con điện, xe buýt điện…
aa

Ngày 3/9, Hội thảo “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam” do Báo Giao thông phối hợp với Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô (VAMA) và Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy (VAMM) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Đầu tư cho xe điện tăng mạnh

Theo thông tin tại Hội thảo, hiện ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông đang là vấn đề cấp bách toàn cầu. Ở nhiều quốc gia, các dòng xe điện được coi là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí.

Nhiều nước đã đưa ra lộ trình chuyển đổi mô hình phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang kỷ nguyên xe xanh, xe điện, xe tự lái.

viet nam con thieu cac tieu chuan quy chuan moi cho xe dien
Cần hoàn thiện chính sách về phát triển xe điện ở Việt Nam

Theo ông Triệu Việt Phương, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng), hiện các quốc gia đang không ngừng đầu tư nguồn lực về kinh phí và nhân lực với mong muốn làm chủ công nghệ và đi đầu trong ngành công nghiệp xe điện.

“Tổng số kinh phí các chính phủ dùng để hỗ trợ ngành xe điện thông qua đầu tư vào các hoạt động trực tiếp như mua bán và cắt giảm thuế trong năm 2020 là 14 tỷ USD. Sản lượng xe ô tô điện cung cấp ra thị trường tăng dần theo từng năm”, ông Triệu Việt Phương chia sẻ.

Các mẫu xe điện cũng không ngừng được cải tiến để đáp ứng các đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng. Theo thống kê, riêng trong năm 2020 đã có 370 mẫu xe điện mới được đưa ra thị trường, tăng 40% so với năm 2019.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đã và đang tích cực tham gia vào các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Với dân số gần 100 triệu dân, trong khi số lượng xe điện còn rất hạn chế nên Việt Nam được coi là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các loại phương tiện xanh, thân thiện với môi trường.

Ông Đào Công Quyết, đại diện VAMA cho rằng Việt Nam cần có một giai đoạn chuyển đổi. Trong đó, cần có lộ trình và các chính sách hỗ trợ. VAMA đề xuất 3 kịch bản lộ trình cho xe điện hoá tại Việt Nam, lần lượt là kịch bản nhanh, trung bình và cơ bản.

Đầu tiên, từ 2021 - 2030 là giai đoạn khởi đầu sẽ đạt mức cơ giới hóa vào năm 2028 xấp xỉ 1 triệu xe các loại và xe động cơ đốt trong vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, lượng xe điện hóa sẽ tăng dần lên.

Giai đoạn thứ hai từ năm 2030 - 2040 là giai đoạn tăng trưởng nhanh và lượng xe điện hoá sẽ tăng mạnh, đạt 100%.

Giai đoạn thứ ba từ năm 2040 - 2050 tăng trưởng ổn định.

Tiếp tục bổ sung tiêu chuẩn

Hệ thống TCVN hiện có trên 13.000 tiêu chuẩn, trong đó bao gồm cả TCVN về xe điện, với mức độ hài hoà chung so với tiêu chuẩn quốc tế của tổng số tất cả các tiêu chuẩn là khoảng 60%.

Hệ thống các TCVN về xe điện chính là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước, định hướng cho các nhà sản xuất lắp ráp, công nghiệp phụ trợ và góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm xe điện.

Cụ thể, hệ thống TCVN hiện đang áp dụng cho xe cơ giới đường bộ là khoảng 260 tiêu chuẩn, trong đó ô tô có 140 tiêu chuẩn, mô tô xe máy 102 tiêu chuẩn, xe đạp 18 tiêu chuẩn. Trong các TCVN trên thì có 39 TCVN áp dụng cho xe điện.

Ông Triệu Việt Phương cho rằng, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong thời gian qua nhưng việc xây dựng các tiêu chuẩn vẫn còn tồn tại những điều phải khắc phục.

Cụ thể như trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, sự tham gia của các doanh nghiệp, chủ thể chính của các tiêu chuẩn còn khá thụ động, phụ thuộc vào nhà nước xây dựng các tiêu chuẩn để doanh nghiệp áp dụng.

Số lượng các TCVN hiện nay mới chỉ đảm bảo một phần yêu cầu cho xe điện và các bộ phận chính: động cơ, ắc quy, pin của xe điện nói chung mà chưa phản ánh hết được các yêu cầu phát sinh trong thời gian gần đây.

Như thiếu các tiêu chuẩn mới liên quan đến cuộc cách mạng xe điện như cuộc cách mạnh về pin, cách mạng về thời gian sạc, cách mạng về hệ thống điều khiển…

Đối với hệ thống quy chuẩn Quốc gia (QCVN), hiện có 21 QCVN quy định đối với xe điện. Trong đó có 16 quy chuẩn dùng chung cho ô tô, mô tô và xe gắn máy. Chỉ có 5 QCVN dành riêng cho xe điện.

Theo TS. Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, những quy chuẩn kỹ thuật có liên quan để những phương tiện chạy điện, cả ô tô cả xe máy có thể chạy được trên đường, đặc biệt các liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ Giao thông vận tải đã khá rõ ràng.

“Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng rất nhiều những quy định pháp luật, những chính sách cụ thể hơn. Ví dụ, hệ thống quy hoạch các trạm sạc, nguồn điện cũng như mức độ sẵn sàng cung ứng về điện tại các khu đô thị hay gắn với mạng lưới giao thông đường bộ”, TS. Khuất Việt Hùng cho hay.

Bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc Trung tâm Phát triển trạm pin VinFast, chia sẻ: “Với xe điện, điều rất quan trọng là sự thuận tiện trong sử dụng, là hạ tầng trạm sạc. Cần có quy định về hạ tầng trạm sạc trong các công trình công cộng, chung cư, bãi đỗ xe, cũng như ngay lập tức cần có quy chuẩn, tiêu chuẩn về trạm sạc”.

Hệ thống TCVN chưa đầy đủ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất, lắp ráp xe điện và ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất của xe điện tại Việt Nam. Các sản phẩm và phụ tùng sản xuất ra sẽ rất khó khăn trong quá trình tìm thị trường tiêu thụ và cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập.

Đồng thời, hệ thống TCVN hiện đang thiếu các yêu cầu về kỹ thuật cho các loại xe điện như ô tô con điện, xe buýt điện; thiếu các TCVN yêu cầu kỹ thuật cho các thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận hành khai thác sử dụng xe điện: hệ thống trạm sạc, hệ thống sạc nhanh, trạm đổi pin…

Để giải quyết những vấn đề trên, theo ông Triệu Việt Phương, đầu tiên cần hoàn thiện chính sách về phát triển xe điện ở Việt Nam như xây dựng chiến lược, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư công nghệ...

Đồng thời, cần ban hành các cơ chế khuyến khích sự tham gia đóng và phát triển hệ thống TCVN và QCVN từ phía các doanh nghiệp và các tổ chức trong lĩnh vực xe điện, tạo động lực để nghiên cứu, đầu tư và phát triển vì lợi ích chung của xã hội.

Diệu Linh

Tin liên quan

Tin khác

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Purosangue, siêu SUV đầu tiên của thương hiệu Ferrari được hãng độ danh tiếng Novitec nâng tầm với gói Esteso, mang đến ngoại thất hầm hố và sức mạnh vượt trội lên đến 755 mã lực.
Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Milan 2025, Ducati chính thức ra mắt mẫu xe Panigale V4 Lamborghini – một tuyệt phẩm hai bánh được tạo ra từ sự hợp tác giữa hai biểu tượng xe Ý: Ducati và Lamborghini.
Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Porsche 911 GT3 RS Sonderwunsch siêu hiếm là phiên bản 992 cuối cùng tại Brazil, sở hữu gói nâng cấp đỉnh cao với màu sơn làm thủ công Explosive Gold Chromaflair và thời gian thực hiện 2 năm.
Kawasaki ra mắt robot ngựa chạy bằng hydro với thiết kế đậm chất viễn tưởng

Kawasaki ra mắt robot ngựa chạy bằng hydro với thiết kế đậm chất viễn tưởng

Tại một buổi giới thiệu trước thềm Triển lãm Osaka Kansai Expo, Kawasaki Heavy Industries khiến giới công nghệ và yêu xe bất ngờ khi trình làng Corleo – robot bốn chân có khả năng chở người, vận hành bằng pin nhiên liệu hydro và điều khiển bằng ngôn ngữ cơ thể.
G7 mua 899 ô tô điện Vinfast từ xanh SM – triển khai dịch vụ taxi xanh

G7 mua 899 ô tô điện Vinfast từ xanh SM – triển khai dịch vụ taxi xanh

Hải Phòng, ngày 10/04/2025 - Công ty Cổ phần Quản lý G7 Taxi đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM về việc mua 899 xe điện VinFast nhằm chuẩn bị cho giai đoạn 1 của chiến lược chuyển đổi xanh, tiến tới thay thế dần đội xe xăng hiện tại bằng xe điện thân thiện với môi trường.
Lamborghini Urus SE độc bản: Lớp sơn thủ công tốn 230 giờ chế tác

Lamborghini Urus SE độc bản: Lớp sơn thủ công tốn 230 giờ chế tác

Lamborghini Urus SE là mẫu xe độc bản với lớp sơn ngoại thất đặc biệt, mất đến 230 giờ để hoàn thiện thủ công. Mẫu xe là thành quả sáng tạo của bộ phận cá nhân hóa Ad Personam, thể hiện năng lực tùy biến theo yêu cầu của khách hàng đam mê sự khác biệt.
Bentley Continental GTC Speed "hàng thửa" có giá tới 1,7 triệu USD

Bentley Continental GTC Speed "hàng thửa" có giá tới 1,7 triệu USD

Bentley Continental GTC Speed thế hệ mới đầu tiên được bộ phận cá nhân hóa Mulliner của hãng chế tạo không chỉ để đổi lấy sự độc đáo, mà còn với mục đích từ thiện.
Mercedes-AMG CLE 53 Manufaktur Edition: Phiên bản đặc biệt dành cho tín đồ tốc độ

Mercedes-AMG CLE 53 Manufaktur Edition: Phiên bản đặc biệt dành cho tín đồ tốc độ

Mercedes vừa chính thức giới thiệu Mercedes-AMG CLE 53 Manufaktur Edition, một phiên bản đặc biệt của dòng coupe và cabriolet tốc độ cao, mang đậm tinh thần AMG và là món quà dành tặng cho đông đảo fan hâm mộ thương hiệu này.
Siêu phẩm Ferrari 275 GTS được định giá gần 2 triệu USD

Siêu phẩm Ferrari 275 GTS được định giá gần 2 triệu USD

Một chiếc Ferrari 275 GTS hiếm có trong số 200 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới sẽ xuất hiện tại phiên đấu giá của Broad Arrow vào tháng tới, hứa hẹn thu về số tiền lên tới gần 2 triệu USD.

Ford Ranger Super Duty ra mắt

Ford Ranger Super Duty đã chính thức chào sân tại Úc với tư cách phiên bản vận hành nặng tốt nhất trong đội hình Ranger.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data