Vị thế mới của cây mắc ca
![]() | Quyết liệt phát triển cây Mắc ca, góp phần đảm bảo đời sống bà con nông dân |
![]() | Mắc ca Việt hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước đã có 23 tỉnh trồng cây mắc ca, với diện tích trên 16.500ha. Trong đó, 9 tỉnh nằm trong quy hoạch ở Tây Bắc và Tây Nguyên trồng trên 15.400 ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch, còn lại hơn 1.000ha nằm rải rác tại 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch.
Về sản lượng, năm 2020, các địa phương có diện tích trồng mắc ca dự kiến thu hoạch gần 6.600 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015. Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính hơn 4.000 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị khoảng 788 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 60% sản lượng mắc ca sẽ được xuất khẩu, phần còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước. Đến nay, mắc ca Việt Nam đã xuất khẩu với sản lượng trên 2.400 tấn sản phẩm sấy/năm tới thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Pháp...
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, cây mắc ca đã có những tác động tích cực tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 10.000 hộ gia đình nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo thời gian tới, cả sản lượng cung và cầu trên thế giới đều tăng nhanh, với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm, đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca và tham gia thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021 - 2030 và các năm sau đó.
Định hướng trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển cây mắc ca là cây trồng trong 20 loài cây trồng rừng chính, tăng diện tích vùng trồng tập trung, từ đó xây dựng thành một ngành hàng mới của nông nghiệp Việt Nam, phấn đấu đến 2030 đạt doanh thu 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 600 triệu USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong quá trình phát triển cây mắc ca còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Như trường hợp bà Vi Thị Thanh, huyện Đăk Glong (Đăk Nông) nêu vấn đề, thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nhiều hộ nông dân đã đầu tư trồng cây mắc ca. Nhưng trồng đến 5-6 năm mới biết cây không có trái, hoặc có trái rất ít. Trước tình cảnh này, nhiều nông hộ chưa biết hướng xử lý thế nào?
Về chuyện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi, vậy có phải do giống cây hay không? Ai chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về giống để dẫn đến hậu quả như vậy? Do đó, cần phải rút kinh nghiệm. Đi liền với đó là việc quy hoạch vùng đất trồng để đảm bảo phù hợp và cho hiệu quả cao.
Nhắc lại điệp khúc “được mùa, mất giá, được giá, mất mùa” trong nông nghiệp, Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề thị trường tiêu thụ mắc ca. Đây là câu hỏi lớn liên quan đến số lượng diện tích trồng cây mắc ca có thể để bảo đảm lợi ích cho người dân, người sản xuất trong thời gian lâu dài.
Thủ tướng cũng lưu ý, phải hết sức quan tâm đến vấn đề thương hiệu của sản phẩm mắc ca Việt ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, còn cần có chính sách thu hút các DN lớn đầu tư vào trồng, chế biến, tổ chức tiêu thụ mắc ca.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
