Vì sao nhiều cột điện bị “đo ván” trong bão số 5?
![]() | Miền Trung khắc phục hậu quả bão số 5 |
![]() | Công điện về khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5 và ứng phó mưa lũ |
![]() |
Cần đánh giá lại chất lượng các cột điện ly tâm dự ứng lực |
Ngay sau thời điểm cơn bão số 5 vừa tan, trên mạng xã hội, thông tin báo chí có đăng nội dung, về cây cột điện hạ áp tại số nhà 102 Tôn Đản, nằm trên địa bàn quận Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) bị gãy đổ. Đặc biệt, nhiều người đã nghi ngờ chất lượng cột điện, khi cho rằng cột điện không có lõi thép! Sau đó, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng đã phải có thông tin chính thức.
Cụ thể, ông Võ Hòa - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đà Nẵng cho biết, cột điện trước số nhà 102 Tôn Đản là cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực, thuộc đường dây hạ áp số A1/1/2, trạm biến áp Ngã Ba Huế 6. Cột điện dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Việc người dân không thấy lõi thép, được ông Võ Hòa giải thích, khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn...
Không chỉ riêng tại TP. Đà Nẵng, ở một số địa phương khác trong khu vực miền Trung, đặc biệt tại Thừa Thiên - Huế, cơn bão số 5 vừa qua cũng đã khiến hàng trăm cột điện gãy đổ. Thiệt hại khá nặng nề này cũng đã khiến cả những người trong ngành điện cũng cảm thấy bất ngờ. Được biết, trên địa bàn miền Trung cũng như cả nước đang có 2 loại cột điện gồm: cột thép đúc truyền thống và cột bê tông ly tâm dự ứng lực.
Trong đó, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, cột điện ly tâm dự ứng lực chịu lực tốt, nhiều ưu điểm, nhưng có đặc tính giòn. Trong khi đó, cột đúc truyền thống có đặc tính dẻo. Cụ thể, khi bị tác động ngoại lực mạnh, cột ly tâm dự ứng lực sẽ đứt gãy lìa. Còn cột điện truyền thống được thiết kế có lõi sắt cỡ lớn nên khi bị tác động của ngoại lực nó sẽ cong oằn, ít khi bị gãy đứt lìa...
Tìm hiểu sâu về chuyên môn, theo các chuyên gia trong ngành, cột điện ly tâm dự ứng lực được sản xuất từ công nghệ bê tông ly tâm kết hợp cốt thép ứng lực trước. Cốt thép trong bê tông ly tâm ứng lực trước là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định theo thiết kế, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó trước khi các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc...
Ưu điểm về cột điện ứng lực trước là chịu lực ở đầu cột lớn hơn. Do bê tông được ứng suất trước nên sản phẩm cột bê tông ly tâm ứng lực trước sẽ không bị biến dạng, bị nứt trong quá trình vận chuyển, lắp dựng và sử dụng.
Bên cạnh đó, những cột điện này còn chịu được tải trọng cao, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép... Đặc biệt, khi sản xuất cột điện bê tông ly tâm ứng lực, cốt thép được căng trước. Bởi vậy, khi gãy cột điện, cốt thép bị đứt sẽ co về hai đầu, rút vào trong bê tông với độ sâu khoảng 1cm. Do cốt thép có đường kính nhỏ, bằng mắt thường khó có thể thấy được cốt thép mà chỉ thấy được những lỗ đường kính của cốt thép trên bề mặt bê tông
Các cột điện được chế tạo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN: 5847-2016, sẽ phải tuân thủ những quy trình, yêu cầu nghiêm ngặt. Theo đó, vật liệu để sản xuất cột điện gồm xi măng, nước, phụ gia, bê tông... Tất cả vật liệu này phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng. Theo đại diện Điện lực Thừa Thiên - Huế, ngành điện không tự ý soạn thảo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5847:2016 và cũng không sản xuất cột điện bê tông cốt thép ly tâm để sử dụng. Sau khi các cơ quan có thẩm quyền thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, ngành điện chọn đơn vị trúng thầu để cung ứng cột điện. Quá trình sản xuất, lắp đặt cột điện cũng được giám sát theo quy trình nghiêm ngặt.
Theo thiết kế, các cột điện được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016, chịu được gió giật trên cấp 12. Tuy nhiên, trên thực tế khi bão số 5 đổ bộ vào miền Trung gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11 cũng đã khiến cho nhiều cột điện bị gãy đổ? Có người đưa ra nhận định, mặc dù cơn bão số 5 được đánh giá có cường độ chưa mạnh, nhưng sức gió khó lường, gây ra các hiện tượng quăng, quật, giật, xoáy làm ngã đổ vật cản trên đường di chuyển của bão. Nguyên nhân, khiến nhiều cột điện bị “đo ván” là do lực xoắn chứ không phải lực nén tạo nên.
Đó là ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực với những kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên về phía dư luận, nhiều người dân đang mong muốn các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra những nguyên nhân chính thức. Để từ đó, có những phương án phòng tránh hiệu quả, đặc biệt tại những địa bàn luôn tiềm ẩn những nguy cơ về gió bão như ở khu vực miền Trung. Bởi, khi cột điện gãy đổ, mất điện sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân.
Ông Bùi Xuân Hưng, trú tại quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng cho rằng, đây là mối nguy hiểm khôn lường. Bởi, nếu chẳng may những cây cột điện đó gãy đổ vào nhà dân thì điều gì sẽ xảy ra?! Đến lúc này, liệu các cơ quan chức năng có đưa ra nguyên nhân do bão mạnh hay sản xuất theo các tiêu chuẩn đã được cơ quan chức năng kiểm chứng. Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc các cột điện dễ dàng bị “đo ván” như vừa xảy ra ở miền Trung?
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
