Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần có chế tài xử lý vi phạm mạnh tay
![]() | Tăng cường quản lý VSATTP |
![]() | Hà Nội đã thành lập 6 đoàn kiểm tra VSATTP dịp Tết |
![]() | Hà Nội: Công bố 3 số điện thoại tiếp nhận thông tin về VSATTP |
Vẫn câu chuyện cũ
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng nhức nhối, khi mà hiện tượng thực phẩm bẩn nhan nhản trên thị trường, tình trạng sử dụng chất tăng trưởng, chất kính thích rất phổ biến. Nguyên nhân cũng một phần do chế tài xử phạt chưa nghiêm. Hiện Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (Nghị định số 178/2013/NĐ-CP) nhằm ngăn chặn và hạn chế vấn nạn này.
Chỉ trong nửa đầu năm 2017, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.592 người mắc, 1.483 người đi viện và 16 trường hợp tử vong. Đây là con số đáng báo động khi mà thực phẩm bẩn đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
![]() |
Trên địa bàn Hà Nội, nơi có mật độ dân số nhiều cùng với lượng tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn thì vấn đề ATTP đang được thành phố hết sức quan tâm. Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm, nông, lâm, thủy sản cho khoảng 10 triệu người, mỗi ngày thị trường Hà Nội cần khoảng 800-1.000 tấn thịt các loại, 2.500-3.000 tấn rau, 350-400 tấn thủy, hải sản tươi sống và chế biến… Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất của TP. Hà Nội mới đáp ứng được 40-60% nhu cầu, số còn lại được cung ứng từ các tỉnh.Vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát ATTP còn gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ trong 7 tháng qua, Hà Nội đã phát hiện và xử lý hơn 700 vụ vi phạm an toàn thực phẩm. Vi phạm bị phát hiện chủ yếu là kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; không bảo đảm quy định ATTP trong quá trình chế biến, tiêu thụ; quá hạn sử dụng; kinh doanh rượu hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc...
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, mặc dù trong thời gian qua, Hà Nội đã quyết liệt kiểm tra kiểm soát vệ sinh ATTP lưu thông trên thị trường nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng vi phạm. Hà Nội đã thí điểm thanh tra ATTP tuyến quận, huyện và xã, phường nhưng vẫn khó kiểm soát hết được hiện tượng các đơn vị vi phạm. Bên cạnh việc thanh kiểm tra thì nguyên nhân lớn dẫn đến các vi phạm về ATTP chính là chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
Cần có chế tài đủ mạnh
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã thí điểm thanh tra ATTP tuyến quận, huyện, xã, phường và đạt được hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên chế tài xử phạt vẫn còn yếu khiến cho việc tái phạm vẫn tiếp diễn. Vì vậy cần phải tăng mức xử phạt như hiện nay để các cơ quan quản lý vào cuộc xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể thấy, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề liên quan đến ATTP được các cấp bộ ngành tích cực vào cuộc. Nửa đầu năm 2017, cả nước cũng đã thành lập 23.441 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 443.178 cơ sở, phát hiện 81.115 cơ sở vi phạm, chiếm 21,6%. Về xử lý vi phạm, trong số 811.15 cơ sở vi phạm, đã có 7.546 cơ sở bị xử lý, trong đó phạt tiền 12.958 cơ sở với số tiền hơn 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm….
Trước vấn nạn về ATTP gây ảnh hưởng rất lớn đến con người và xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcđã giao Bộ Y tế sửa Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành vi vi phạm vệ sinh ATTP, chậm nhất tháng 11/2017 trình Thủ tướng theo hướng tăng nặng mức phạt. Theo đó đến nay Bộ Y tế đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định thay thế NĐ 178/2013/NĐ-CP. Theo Bộ Y tế, một số quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe, do vậy, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP được xây dựng theo hướng tăng nặng mức phạt chính và bổ sung các hình thức xử phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy, đình chỉ hoạt động có thời hạn), biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người).
Hiện tại, Dự thảo đang được các bộ, ngành tích cực lấy ý kiến để đưa ra khung pháp lý xử phạt đủ mạnh, mang tính răn đe cao. Đề xuất của Bộ Công Thương tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP là tăng mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh ATTP là 100 triệu đồng với cá nhân, và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm; buộc tiêu hủy tang vật vi phạm…
Vấn đề ATTP đã đến mức báo động. Do đó việc đưa ra chế tài xử phạt đủ sức răn đe trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết và cấp bách, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành và toàn thể xã hội. Đồng thời, phải nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về VSATTP, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP tại các địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
