Vẫn khó kiếm tiền từ hoạt động phi tín dụng
![]() | Lợi nhuận ngân hàng: Mảng phi tín dụng còn nhiều cơ hội |
![]() | Đưa dịch vụ ngân hàng vào giáo dục |
![]() | Lỗ và lãi với phi tín dụng |
Từng có giai đoạn khi tín dụng tăng trưởng thấp, cụ thể từ 2011 – 2013 tín dụng chỉ tăng trên dưới 10%, các NHTM đã phải đưa ra chiến lược kinh doanh là đẩy mạnh phát triển các dịch vụ để có thể tăng thu từ hoạt động phi tín dụng. Đây cũng là xu hướng chung của các nhà băng trên thế giới. Hướng đi là thế nhưng đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ lại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các NH mà đi liền với đó là hạ tầng công nghệ, mức thu nhập và thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng. Cũng chính vì vậy, mà không có gì bất ngờ khi báo cáo quý I/2017 của nhiều TCTD vẫn cho thấy nguồn thu của họ chủ yếu từ tăng trưởng tín dụng.
![]() |
Lợi nhuận từ các nhà băng vẫn chủ yếu từ kênh tín dụng |
Số liệu thống kê từ báo cáo kinh doanh của một số NH quý I/2017 cho thấy, có 6 NH báo lãi nghìn tỷ bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, VPBank, Techcombank và MB. Xét về cơ cấu thu nhập, các NH vẫn đang tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu vào hoạt động cho vay, kể cả nhà băng lớn như BIDV, VietinBank, Vietcombank. Phó tổng giám đốc một NHTMCP cho rằng, đúng là thời gian qua các NH đã đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng để tìm kiếm thêm lợi nhuận nhưng không phải dịch vụ nào cũng đạt được kết quả như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng còn ngần ngại khi bỏ ra một khoản phí để sử dụng một dịch vụ nào đó. Ngay như với dịch vụ rút tiền từ máy ATM hiện nay, để đảm bảo đủ chi phí trang trải cho tiền điện, đường truyền, thuê chỗ đặt máy thì mỗi giao dịch rút tiền phải mất khoảng 7.000 đồng mới đủ bù đắp chi phí. Nhưng hiện NH thu chỉ 1.500 đồng mà vẫn bị khách hàng kêu. Chính vì vậy, hiện nay, không ít dịch vụ NH phát triển theo kiểu “bán bia kèm lạc”. Nghĩa là khi doanh nghiệp vay vốn ở NH hàng thì được mời sử dụng thêm các dịch vụ khác.
Phân tích về việc các NH vẫn chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ kênh cho vay, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – NH cho rằng, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt nên rất khó cho việc NH đẩy mạnh doanh thu từ các dịch vụ. “Tôi từng làm trong hội đồng tín dụng của một NHTMCP thấy rằng rất nhiều hồ sơ tín dụng, doanh thu của khách hàng chủ yếu là bằng tiền mặt. Vì vậy, có thể nói chính nền kinh tế vẫn còn sử dụng nhiều tiền mặt đã làm khó cho các NH muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại…”, ông Hiếu cho biết. Hiện hầu hết tỷ lệ thu từ dịch vụ của các NH dưới 10%/tổng doanh thu, số ít NH có thể đạt được tỷ lệ 20 -30%.
Theo các chuyên gia tài chính – NH, chính vì mảnh đất cho phát triển dịch vụ vẫn còn “khô cằn” nên dịch vụ của các NH Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế. Phần lớn khách hàng vẫn chỉ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cơ bản, truyền thống. Số lượng khách hàng sử dụng internet banking, mobile banking, dịch vụ về ngoại hối, đầu tư chưa nhiều. “Cũng có phần do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp nên các NH cũng không thu hút được nhiều dịch vụ NH. NH họ ngần ngại mở ra nhiều dịch vụ thì phải đầu tư công nghệ, nhân lực nhưng lại ít người sử dụng khiến chi phí quá cao để bù trừ cho việc thu từ dịch vụ” – TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ. Ước tính hiện mới có khoảng 30% dân số Việt Nam có giao dịch qua hệ thống NH.
Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận trong vòng 10 năm trở lại đây các NH đã không tiếc chi phí đầu tư để phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích. Thực tế, để phát triển các dịch vụ thì NH cần đầu tư vốn cho hạ tầng công nghệ ban đầu và khai thác dần. Với xu hướng sử dụng dịch vụ ngày càng tiện ích và với sự hỗ trợ của công nghệ thì tăng thu dịch vụ còn là “mảnh đất” hoang hóa, chờ khai thác. Trong khi tín dụng thì bị giới hạn bởi vốn tự có của NH và các quy định về an toàn vốn.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh dịch vụ cũng giúp các NH giảm được rủi ro. Dịch vụ là lĩnh vực “tiền trao cháo múc” chứ không phải như tín dụng. Cho vay rồi NH luôn phải sát sao trong cả quá trình từ khi thẩm định dự án, cho vay, khách hàng sử dụng vốn… rủi ro có thể đến ở bất cứ khâu nào.
Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 là 2.200 USD/người/năm, nhưng thường thì mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.000 USD thì dịch vụ NH mới có cơ hội phát triển và người sử dụng dịch vụ cũng sẽ tăng và sự kỳ vọng trong những năm tới, nhu cầu sử dụng dịch vụ NH nhiều hơn là đương nhiên.
Tin liên quan
Tin khác

TP. Hồ Chí Minh triển khai thanh toán không tiền mặt Open loop

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Sacombank dành hơn 2,2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại

Khai trương chi nhánh HDBank Tân An, điểm giao dịch thứ 377 của HDBank
