agribank-vietnam-airlines

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại NHNN

Nguyễn Thị Lan Phương
Nguyễn Thị Lan Phương  - 
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Bác nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công. Từ đó, phong trào thi đua đã không ngừng phát triển, trở thành động lực quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Ngân hàng đã có bước tiến quan trọng, kịp thời đáp ứng được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho trong từng thời kỳ. Có thể khẳng định rằng, mỗi thời kỳ, mỗi một thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước đều mang dấu ấn đóng góp tích cực của ngành Ngân hàng.
aa

Tạo động lực thúc đẩy và phát triển các phong trào thi đua yêu nước

Kế thừa và phát huy truyền thống của Ngành, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC&NLĐ) ngành Ngân hàng rất vinh dự được đóng góp công sức và trí tuệ vào sự phát triển chung của đất nước, luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước giao phó. Có được những thành quả như ngày nay cũng chính là kết quả của các phong trào thi đua yêu nước đầy tính sáng tạo của toàn thể CBCCVC&NLĐ ngành Ngân hàng. Trong đó NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy và phát triển các phong trào thi đua yêu nước.

Với đặc thù của ngành Ngân hàng là hoạt động theo hệ thống dọc từ Trung ương đến cơ sở (tỉnh, huyện, xã), mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc, với hàng nghìn tập thể là các cơ quan, đơn vị tham mưu (Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương), 63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc, trên 100 TCTD là các NHTM Nhà nước, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… với tổng số CBCCVC&NLĐ của Ngành hơn 300.000 người nên đòi hỏi công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của toàn Ngành cũng như phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và không ngừng được đổi mới để thu hút được đông đảo CBCCVC&NLĐ tham gia, hưởng ứng.

Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác quản lý Nhà nước của ngành Ngân hàng, Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác TĐKT; đổi mới nhận thức, quan điểm, biện pháp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, gắn nội dung các phong trào thi đua với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại NHNN
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại NHNN. Ảnh: ST

Trên cơ sở Luật Thi đua khen thưởng (TĐKT) và các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, NHNN đã ban hành đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các văn bản tạo hành lang pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện trong ngành Ngân hàng như: Thông tư số 17/2019/TT-NHNN ngày 31/10/2019 của Thống đốc NHNN về hướng dẫn công tác TĐKT ngành Ngân hàng; Chỉ thị của Thống đốc NHNN về đổi mới công tác TĐKT giai đoạn 2020 đến 2025; Quyết định về việc thành lập Hội đồng TĐKT Ngành và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng TĐKT ngành Ngân hàng; Quyết định về việc thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng; Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động… Việc ban hành kịp thời các văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN đối với công tác này và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác TĐKT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của NHNN.

Đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua

Đổi mới phương pháp tổ chức các phong trào thi đua được xác định là khâu đột phá trong tổ chức phong trào thi đua nhằm khắc phục tính hình thức ở một số đơn vị, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng. Ví dụ đối với việc triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025”, NHNN đã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Cán bộ Ngân hàng rèn đức, luyện nghề, sáng tạo, lập thành tích chào mừng 70 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam”, ban hành Kế hoạch số 10/KH-NHNN để hưởng ứng phong trào thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch 10 đã nêu cụ thể nội dung triển khai phong trào thi đua tại các đơn vị trong Ngành theo từng năm; đồng thời lồng ghép việc triển khai phong trào thi đua với Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng do Hiệp hội Ngân hàng biên soạn. Nội dung phong trào thi đua gắn với Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong việc nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở và nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ CBCCVC&NLĐ, qua đó hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực trong thực thi công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Phong trào thi đua đã mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến.... Kết quả thực hiện các nhiệm vụ CCHC của NHNN được đánh giá rất cao thông qua kết quả chỉ số CCHC (Par Index). Năm 2022, NHNN Việt Nam trở lại vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng Par Index của các bộ, cơ quan ngang bộ với điểm Chỉ số CCHC là 91,77%. Đây là lần thứ 7 NHNN đứng đầu Par Index sau 6 năm đứng đầu liên tiếp (2014-2020), năm 2021 xếp vị trí thứ 3.

Việc đổi mới trong nội dung thi đua, thể hiện thông qua việc lựa chọn nội dung thi đua. Các phong trào thi đua được phát động với tên gọi dễ nhớ, nội dung các phong trào thi đua tập trung vào những nhiệm vụ khó, trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của ngành Ngân hàng gắn với yêu cầu chung trong từng giai đoạn. Đối với các đơn vị thuộc NHNN gắn thi đua với chất lượng công việc, chấp hành nội quy cơ quan, văn hóa công sở, cải cách thủ tục hành chính... Với các TCTD đã gắn thi đua với các chỉ tiêu cụ thể về huy động vốn, dư nợ cho vay, thu dịch vụ, các sản phẩm bán lẻ, phát hành thẻ, dịch vụ bảo lãnh...

Thông qua phong trào thi đua, từng CBCCVC&NLĐ đã phấn đấu lao động sáng tạo, tích cực học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác xây dựng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng; đồng thời, chủ động tham mưu đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách, các chương trình, đề án, chiến lược góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ngành Ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh đó, công tác TĐKT gắn với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, nâng lương của cán bộ cũng đã tạo động lực cho người lao động sẵn sàng tham gia các phong trào thi đua. Đặc biệt, một số TCTD đã gắn phong trào thi đua với các chỉ tiêu định lượng để ngoài mức tiền thưởng theo quy định, cũng có mức tiền thưởng riêng cho các tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc qua đó mang lại hiệu quả trong tổ chức phong trào thi đua và là động lực để CBCCVC&NLĐ thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới công tác thi đua khen thưởng tại NHNN
Ngành Ngân hàng không ngừng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Công tác tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua cũng đã được NHNN quan tâm, chỉ đạo. NHNN đã tổ chức nhiều hoạt động kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng các điển hình như ban hành Kế hoạch số 05/KH-NHNN ngày 28/3/2022 của NHNN về việc biểu dương, khen thưởng và tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tôn vinh các điển hình tiên tiến thông qua Hội nghị sơ kết, tổng kết; tổ chức giao lưu với các điển hình tiên tiến. Các phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến đã gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Ngành. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, được phát hiện, bồi dưỡng, tôn vinh và lan tỏa trong toàn Ngành. Đó là những tập thể, cá nhân tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, tìm tòi cái mới, từ thực tiễn công tác mà sáng tạo nên những mô hình mới hoặc điều chỉnh, cải tiến mô hình, cách làm cũ để đem lại kết quả, năng suất, hiệu quả cao trong công việc.

Bên cạnh việc đẩy mạnh và đổi mới các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, công tác khen thưởng cũng luôn được NHNN chú trọng. Trên cơ sở Luật TĐKT và các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, Thống đốc NHNN đã ban hành đầy đủ, kịp thời và đồng bộ các văn bản tạo hành lang pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện trong ngành Ngân hàng; theo đó, các đơn vị trong Ngành đã cụ thể hóa bằng các quy định, quy trình cụ thể như xây dựng các thang, bảng điểm thi đua, giúp công tác tổ chức tổng kết, xét khen thưởng được công khai, dân chủ, đảm bảo đúng người, đúng việc và đúng thành tích. Việc tăng cường cải cách thủ tục hành chính và áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực TĐKT đã giúp giảm bớt số lượng thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Ngành, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khen thưởng.

Trên cơ sở đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong toàn Ngành, NHNN khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng từ 5.000 đến 6.000 bộ hồ sơ/tổng số cán bộ trong toàn Ngành là hơn 300.000 người (trong đó đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước khoảng 3%, khen thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động trực tiếp chiếm khoảng 35%). Kết quả công tác khen thưởng chính là động lực thúc đẩy, động viên toàn thể CBCCVC&NLĐ đoàn kết, sáng tạo, chủ động, tích cực tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị và của toàn Ngành.

Bác Hồ căn dặn chúng ta: "Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày". Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước thời cơ và thách thức mới, công tác thi đua - khen thưởng càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, ngành Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng để động viên CBCCVC&NLĐ hăng say lao động, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Thị Lan Phương

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Ngày 11/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Đây là dịp để tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Tham dự hội nghị có Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện nhiều tổ chức hội, đoàn thể.
Thi đua tạo động lực xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển ổn định, bền vững

Thi đua tạo động lực xây dựng NHCSXH Thành phố Hà Nội phát triển ổn định, bền vững

Chiều ngày 9/4/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.

Đảng bộ CIC tổ chức Lễ Báo công dâng Bác

Cuối tháng 5, nhân dịp kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 73 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng và kỷ niệm 25 thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Đảng bộ CIC đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác và sinh hoạt ngoại khóa năm 2024 tại Nghệ An.

Công tác xây dựng Đảng, góc nhìn từ một Doanh nghiệp – Ngân hàng: xây dựng về chính trị, Tư tưởng và Tổ chức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Tư tưởng của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước hết là bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để vươn lên làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc. Người chỉ rõ, Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội. Tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên ở các cấp, giữ các chức vụ đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu. Do đó, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện…

Cán bộ Vietcombank phải biết giữ gìn chữ Tín và giỏi nghề

Với chúng tôi, những cán bộ Vietcombank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, hiệu quả công việc, đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết, bất chấp những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trải nghiệm, làm việc qua các phòng ban nghiệp vụ, khách hàng, ngành nghề khác nhau là cách thức giúp chúng tôi liên tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, có chính kiến, dám đấu tranh bảo vệ những điều đứng đắn, bảo vệ người tốt, học hỏi từ thực tế, từ nhiều người đến từ những lĩnh vực khác nhau, văn hóa khác nhau, vị trí khác nhau. Chúng tôi hiểu rằng, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức không thể tới trong ngày mai hay ngày kia, mà cần cả một quá trình tích lũy, tự nhận ra và sống với hiểu biết của chính mình và được chuẩn hóa theo 05 tiêu chí: Tin – Chuẩn – Mới – Bền – Nhân:

Đẩy mạnh phát huy sáng kiến và trí tuệ của quần chúng

Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã và đang không ngừng nỗ lực để trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều này, Vietcombank đã áp dụng nhiều biện pháp cải cách, đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Một trong những yếu tố quan trọng là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là về sáng kiến và trí tuệ quần chúng.

Vietcombank Thăng Long phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát

Ngày 5.5.2022, Đảng Ủy Chi nhánh Thăng Long đã đưa ra Kế hoạch số 19-KH/DU về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Đảng. Với mục đích: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; Cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 04 của BCH Đảng bộ khối Doanh nghiệp TW thành những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tổ chức phổ biến, quán triệt đến từng Đảng viên, từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT và chi bộ trực thuộc Đảng bộ VCB Thăng Long.

Công Đoàn Trụ sở chính Vietcombank luôn phát huy vai trò gương mẫu, tích cực

Trong suốt quá trình lãnh đạo Cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, luôn đồng hành theo Đảng. Trong quá trình phát triển, Công đoàn Việt Nam ngày càng chứng tỏ đây là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân và người lao động, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vietcombank Thăng Long đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngày 25/10/2021, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Kết luận số 21-KL/TW về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng bộ Vietcombank Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện tiếp thu, triển khai rộng rãi đến từng Đảng viên trong các chi bộ thông qua nhiều phương thức.

Vietcombank Thăng Long tích cực bám sát, chủ động triển khai thực hiện và xây dựng đường lối phát triển theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng

2023 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, năm bản lề đẩy nhanh kết quả thực hiện, tạo đà hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ Khối lần thứ III và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; có giá trị định hướng và lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data