Vận chuyển bằng xe khách: Cần khẩn trương có các phương án phù hợp
Trong những ngày qua, nhu cầu di chuyển của người dân tại TP.HCM vẫn còn rất lớn. Ngoài những người có phương tiện cá nhân để về quê thì vẫn còn rất nhiều người ở lại TP.HCM vì không còn phương tiện nào khác khi xe chở khách liên tỉnh vẫn chưa thể hoạt động trở lại.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán lại vé tàu cho các đoàn tàu SE8 (Sài Gòn - Hà Nội) chạy ngày 13/10 và SE8 (Hà Nội - Sài Gòn) chạy ngày 15/10. Và chỉ sau 4 giờ mở bán, vé của đoàn tàu đã hết sạch. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải bố trí chạy thêm đôi tàu khách SE5/6 trên tuyến Bắc - Nam từ ngày 13/10. Cụ thể, tàu SE5 xuất phát tại ga Hà Nội ngày 13/10, tàu SE6 xuất phát tại ga Sài Gòn ngày 15/10. Việc đón, tiễn hành khách tại các ga, vận chuyển trên tàu được các đơn vị đường sắt và các địa phương phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch theo quy định.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để đi tàu với giá vé tương đối cao, người dân không có điều kiện vẫn đang ngóng ngày xe khách liên tỉnh lăn bánh. Thế nhưng, nhiều nhà xe vẫn đang chờ cơ quan chức năng các địa phương quyết định phương án vận chuyển. Trước đó, Sở Giao thông-Vận tải TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Giao thông-Vận tải các tỉnh thành ở hai đầu bến và mong muốn các địa phương có ý kiến phản hồi chấp thuận cho việc xe vận chuyển hành khách .
Đại diện bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây (TP.HCM) cho biết, tính đến chiều 12/10 đã có khoảng 54 doanh nghiệp xe khách liên tỉnh tuyến cố định đăng ký chạy lại từ 13/10. Riêng bến xe Miền Đông đã có 42 doanh nghiệp đăng ký hoạt động lại từ ngày 13/10, chủ yếu các tuyến từ TP.HCM đến các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến tần suất hoạt động, thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không quá 30% số chuyến trong 7 ngày thí điểm của từng đơn vị theo lưu lượng đã được cho phép khai thác trước đó và có giãn cách chỗ trên xe (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Thế nhưng đến ngày 12/10 chỉ mới có các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Hưng Yên và Bà Rịa Vũng Tàu đã đồng ý với phương án hoạt động lại để đón hành khách từ TP.HCM về với điều kiện hành khách về đến tỉnh phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch tại địa phương.
Việc vận hành xe khách liên tỉnh đưa người dân về quê cũng là hình thức hạn chế người dân về tự phát về quê gây hậu quả khó lường trong công tác phòng chống dịch. Chính vì vậy, các địa phương cần phải gấp rút xây dựng phương án cụ thể, phù hợp để đưa đón người dân bằng xe khách liên tỉnh.
Lãnh đạo ngành Giao thông-Vận tải khẳng định, việc đề nghị thí điểm hoạt động xe khách liên tỉnh từ ngày 13/10 nhằm đáp ứng nhu cầu về quê của người dân an toàn. Các địa phương cần khảo sát, chọn một số điểm dừng nghỉ, đón trả khách trên tuyến đủ điều kiện để tổ chức xe khách liên tỉnh đón người dân. Cần xác định rõ rằng muốn phát triển kinh tế thì phải ưu tiên mở lại sản xuất, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, cho người dân đi lại. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng để thích ứng, linh hoạt gắn với phòng chống Covid-19 hiệu quả.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
