agribank-vietnam-airlines

Từ Dự án Nhà chống lũ nghĩ về thiện nguyện

Anh Khoa
Anh Khoa  - 
Mấy năm trở lại đây, Dự án Nhà chống lũ mà chị Phạm Thị Hương Giang sáng lập đã cho thấy một cách làm mới về thiện nguyện. Nhìn rộng hơn về năm kỷ lục thiên tai 2017, càng thấm thía về một nghĩa cử giàu tính nhân văn, góp phần lan tỏa ra cộng đồng.
aa
Từ Dự án Nhà chống lũ nghĩ về thiện nguyện
Chị Giang luôn nỗ lực, mang đến những giá trị cho người được hỗ trợ

Thời điểm này, nhiều nhóm thiện nguyện đã và đang tích cực “chuyển ấm đến vùng lạnh”, hướng đến chia sẻ, giúp đỡ bà con đón Xuân 2018 vui tươi. Từ những chuyến đi ấy, tôi nghiệm ra, mỗi cách thiện nguyện đều có ý nghĩa, giá trị riêng. Song, Dự án Nhà chống lũ, ở thời điểm này thật thiết thực và khiến cộng đồng xúc động.

Ngày 21/11/2013, Dự án Nhà chống lũ ra đời, gồm 5 thành viên công tác ở các ngành nghề khác nhau. Chị Phạm Thị Hương Giang có biệt danh “Jang kều” cho biết, 7 tiêu chí để hỗ trợ người dân vùng lũ: Hộ nghèo, cận nghèo chịu thiệt hại nặng sau mưa bão; Có khả năng đối ứng về vốn; Cam kết thực hiện theo thiết kế của dự án; Thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch mà dự án đề ra; Ưu tiên nhà đông nhân khẩu, có con nhỏ; Các hộ đặc biệt như quá nghèo, bệnh tật, không biết quản lý tài chính thì phải huy động thêm nguồn lực giúp hộ được hỗ trợ; Có đất hợp pháp.

Đến thời điểm này, dự án đã xây dựng được 523 ngôi nhà, hỗ trợ cho 2.000 người có được đời sống an toàn trước thiên tai ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam… Riêng năm 2017, dự án cùng người dân đã hoàn thành 200 ngôi nhà. Anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) được hỗ trợ, thốt lên: “Chị Giang đã làm đổi đời chúng tôi. Nếu không có chị giúp đỡ thì gia đình vẫn ở ngôi nhà lụp xụp mà cứ nước lên là ngập sát tới mái”.

Bất cứ hoạt động thiện nguyện nào huy động sức lực của cộng đồng, xã hội mang lại hiệu quả cao cũng đều gặp khó khăn. Chính Jang kều cũng từng phải thốt lên, nếu chỉ vài cá nhân thôi thì sự giúp đỡ chỉ như muối bỏ biển. Bởi thế, phải tìm cách để cộng đồng, xã hội cùng nhập cuộc. Vậy ban đầu phải làm sao để cộng đồng, xã hội biết?

Với lợi thế của mạng xã hội, dự án đã tổ chức truyền thông thật tốt, đồng thời, từ kế hoạch “an cư, lạc nghiệp” cho người dân phải được tính toán, khảo sát kỹ để giúp cho họ được sống ổn định, bền vững. Một trong những mấu chốt của vấn đề để thành công, chính là dự án đã chạm được vào lòng thương người, tinh thần bác ái của người dân, được đoàn viên thanh niên ở các tỉnh ủng hộ. Còn tiền thì sao?

Trong một số buổi giao lưu, chị Giang cho biết, để có tiền không khó bằng việc mỗi thành viên có thể thực sự hiểu vấn đề hay không. Phải hiểu được khả năng của người mình định giúp, họ tham gia được thế nào, truyền được niềm tin cho họ ra sao, đó mới là vấn đề khó.

Chị Giang nói: “Do hạn chế số người, nên dự án áp dụng cách làm cuốn chiếu, đến nơi này để đánh giá thật kỹ, sau đó, khởi công ở đây thì khảo sát tiếp khu vực bên cạnh để đến khi khởi công bên kia thì bên này đã triển khai công tác giám sát rồi”.

Có điều thật đáng mừng là nhiều nghệ sĩ, ca sĩ đã chung tay với dự án. Đó là các ca sĩ Tùng Dương, Mỹ Linh, Thanh Lam, họa sĩ Lê Thiết Cương, Lê Kinh Tài, Thành Chương… Một trong những chương trình gây quỹ thành công, là đầu năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh, đêm nhạc “Chảy đi sông ơi” đã quyên góp được 1,8 tỷ đồng. Sau đêm nhạc, cộng đồng ủng hộ thêm hơn 300 triệu, vậy là dự án có hơn 2 tỷ đồng để hoạt động.

Khi được hỏi, vì sao đêm nhạc lại lấy tên “Chảy đi sông ơi”, thì Giang lý giải: Không chỉ là bão lũ mà người dân ở nhiều vùng còn đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, nhiễm mặn, mà những điều đó đều bắt nguồn từ những con sông. Chương trình ấy còn nhằm thông điệp là hãy bảo vệ những dòng sông như bảo vệ mạch máu trong cơ thể con người.

Từ Dự án Nhà chống lũ nghĩ về thiện nguyện
Dự án đã giúp cho nhiều hộ có ngôi nhà khang trang hơn

Vậy điều gì đã thôi thúc Giang có ý tưởng và thực hiện dự án? Ngược trở lại năm 2009, khi chị cùng nhóm bạn thiện nguyện về Quảng Nam. Đi qua những ngôi nhà chẳng còn dấu tích, hoặc ngập đến nóc, còn người dân bần thần, tớn tác vì lũ lụt, mất của cải, đồ dùng. Rồi chị gặp một người đàn ông đang chết lặng bên ngôi nhà trống hoác. Chị gọi mãi nhưng ông không thể cất lên lời. Hình ảnh ấy ám ảnh và khiến Giang đặt câu hỏi, làm gì để giúp cho cuộc sống của những người dân thống khổ này? Họ may mắn không bị lũ lụt cướp đi mạng sống, nhưng nó đã cướp đi tất cả, nơi để trở về, nơi để tìm thấy động lực sống.

Tuy thế, trong lúc ấy “làm điều gì cho hiệu quả” là việc không đơn giản. Bởi nếu chỉ mang đến mấy suất quà, thùng gạo, ít nước uống… thì thiên hạ đã nhiều người làm. Câu trả lời đã đến khi mùa lũ năm 2013 xảy ra tại Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bằng một sự tình cờ, chị Giang đã nhìn thấy bức ảnh chụp khung nhà gỗ cổ dựng trên 6 chiếc cọc bê-tông to đứng hiên ngang trên biển nước.

Chị tìm hiểu và được biết, tác giả của công trình này là của GS.TS. Tống Trần Tùng, một chuyên gia về vật liệu nhẹ đã dành tặng người hàng xóm của mình. Từ sự chia sẻ, giúp đỡ của GS.TS. Tống Trần Tùng, chị Giang đã nảy ra ý tưởng dựa vào thiết kế của ông có thể giúp đỡ bà con xây dựng được những ngôi nhà chống lũ.

Chị Giang lúc nào cũng tươi vui, nghịch ngợm và… mơ mộng. Kiểu mơ mộng rất hồn nhiên, nghệ sĩ. Như Giang “tự họa”: “Trải qua rất nhiều ngành nghề, nhiều vị trí, từ những việc kinh doanh hồi còn nhỏ xíu đến khi làm ở những doanh nghiệp lớn, những dự án đồ sộ hay làm chủ các công ty của mình, tôi chỉ thích những công việc luôn cần sự đổi mới, sáng tạo”.

Năm 2018, Dự án Nhà chống lũ sẽ mở rộng hoạt động trong vấn đề phòng chống rủi ro thiên tai. Không chỉ hỗ trợ xây nhà an toàn, mà sẽ triển khai các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực ứng phó cho bà con ở các vùng dễ bị tổn thương và triển khai các hoạt động giúp tăng mật độ cây xanh ở đô thị. Trước đó, vào đầu tháng 12/2017, dự án đã có buổi đấu giá tranh lần thứ 10 để gây quỹ, có tên “Dựng đời mới trong nụ cười”. Đó cũng là tên gọi của chiến dịch xây nhà mới - xây đời mới năm 2018.

Mỗi người có cách thiện nguyện khác nhau. Còn chị Giang, luôn hướng tới những điều hiệu quả, thiết thực, cái mà người dân cần nhất. Bởi chị rút kinh nghiệm, là không nên ồn ào, “chém gió” mà hãy làm thực chất. Như chị chia sẻ có một dự án nọ giúp đỡ người dân có giá một triệu đô la, trong đó hết 800 nghìn đô để mua trang thiết bị lạc hậu ở xứ họ, thuê chuyên gia sắp về hưu, 150 nghìn đô dùng cho việc họp hành giữa các bên, chỉ có 50 nghìn đô còn lại là dùng để mua những thứ thực sự.

Chưa kể việc xà xẻo, cắt xén bớt từ chính quyền địa phương. Cuối cùng thì người dân được bao nhiêu? Cứ như thế, chị nỗ lực, nhiệt thành. Năm 2018 nhiều hộ dân đã tái nghèo do bão lũ, thiên tai. Nên cần lắm những dự án thiện nguyện như nhà chống lũ.

Anh Khoa

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data