Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh: Chủ động hội nhập quốc tế
Mô hình Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Tháng 9/2004, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế (Center for International Training and Cooperation – CITC) thuộc Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM được thành lập với nhiệm vụ thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động học thuật khác.
![]() |
Ký kết liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM với các trường đại học khối ASEAN |
Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Trung tâm đã sớm triển khai đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế, nổi bật nhất là các chương trình liên kết đào tạo các bậc cử nhân, thạc sỹ và sắp tới là tiến sỹ.
Từ năm 2005, Trung tâm đã hợp tác với trường Đại học Bolton, Vương quốc Anh đào tạo chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cử nhân Quản trị kinh doanh và cử nhân kế toán. Năm 2007, Trung tâm hợp tác với trường Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ đào tạo chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành tài chính – ngân hàng.
Chỉ tính kết quả liên kết đào tạo 10 năm (2005-2015), đã có trên 2.000 sinh viên nhập học, trong đó có 976 người đã nhận bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ quốc tế, tất cả đều đã có việc làm ổn định ở những vị trí chủ chốt trong các DN, công ty tài chính, ngân hàng Việt Nam và quốc tế.
Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ làm tham mưu, đầu mối phối hợp với các khoa, viện, trung tâm và các đơn vị liên quan để quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế.
Những việc làm thiết thực
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thỏa thuận cùng các đối tác luôn coi trọng chất lượng đào tạo; chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo của Việt Nam và các nước đối tác; không ngừng cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo, gắn kết học thuật với thực tiễn, chú trọng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên, chất lượng tuyển sinh đầu vào; đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, thư viện, đồ dùng dạy và học, cơ sở và trang thiết bị giáo dục thể chất…
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Trung tâm CITC còn triển khai nhiều hình thức hợp tác khác, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế như Hội nghị Mạng lưới giáo dục ASEAN (ALNC), Hội thảo Mạng lưới khu vực về Chống đói nghèo lần thứ 5 (RENPER5), Phụ nữ và lãnh đạo (Women and Leadership)...
Tổ chức chương trình trao đổi sinh viên tham gia nghiên cứu phát triển SEED; hợp tác nghiên cứu khoa học với trường Đại học Griffith (Úc) theo chương trình học bổng AAF do Chính phủ Úc tài trợ; tổ chức các lớp học về phương pháp nghiên cứu khoa học, giảng dạy bằng tiếng Anh do các học giả từ Anh, Úc, châu Á… trình bày.
Thông qua các hoạt động này, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã thắt chặt mối quan hệ liên kết với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới nhằm mục đích hợp tác giáo dục và nghiên cứu khoa học, tổ chức trao đổi đào tạo sinh viên, giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo.
Bước vào chặng đường mới, Việt Nam sẽ hội nhập sâu, rộng, chất lượng và mạnh mẽ hơn với thế giới. Ngành Ngân hàng cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần thực hiện hội nhập kinh tế trong khối ASEAN, thực hiện 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, cũng như Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp thực thi…
Ngoài việc duy trì tiếp quan hệ liên kết sẵn có, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM đã hoàn tất việc ký kết nhiều hợp đồng liên kết đào tạo mới với các đối tác như Đại học South Florida (HoaKỳ), Đại học Webster (HoaKỳ), Đại học Birmingham (Anh), Đại học Griffith (ÚC); Triển khai các chương trình đào tạo mới, chương trình thạc sỹ Quản lý nguồn nhân lực, thạc sỹ Quản trị rủi ro và Bảo hiểm với Đại học Tempere (Phần Lan), chương trình đào tạo tiến sỹ với đại học Bolton (Anh), chương trình cử nhân tiên tiến đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh… Hoạt động của CITC đã khẳng định mô hình liên kết đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang đi đúng hướng và hiệu quả.
Trong khuôn khổ hợp tác liên kết đào tạo, Hội nghị thường niên Hội đồng mạng lưới học thuật Đông Nam Á (ALNC) lần thứ 20 được tổ chức luân phiên đầu tháng 8/2016 tại trường Đại học Princess of Naradiwas (PNU) Thái Lan (Hội nghị lần thứ 19 do Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đăng cai) đã thực hiện kết nạp thành viên mới, ký kết thỏa thuận hợp tác tiếp theo giữa các trường đại học khu vực, thảo luận kinh nghiệm tổ chức chương trình hỗ trợ và phát triển kinh tế cho các hộ nghèo và cộng đồng tại các địa phương, thảo luận về việc xây dựng năng lực và phát triển các chương trình giảng dạy, học tập tại các trường đại học… |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
