agribank-vietnam-airlines

Triệt phá đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép

 - 
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị phối hợp với lực lượng chức năng Lào bắt giữ 4 đối tượng đều có hộ khẩu thường trú tại xã Diễn Tháp (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), đang làm việc tại Lào, vì có liên quan đến đường dây tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
aa
triet pha duong day to chuc dua nguoi nhap canh trai phep
BĐBP Quảng Trị lấy lời khai các đối tượng nhập cảnh trái phép. Ảnh: Báo Quảng Trị
Ngày 10/1, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra ô tô BKS 37A-365.88 chạy hướng từ thị trấn Lao Bảo về TP. Đông Hà thì phát hiện 6 người nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam, gồm Hồ Sỹ Yêm (49 tuổi) và Lương Thị Hương (51 tuổi, cùng trú xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), Phạm Xuân Đạo (48 tuổi), Nguyễn Thị Ngân (46 tuổi), Đậu Xuân Khánh (36 tuổi) và Nguyễn Đức Trung (40 tuổi, cùng trú xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).

Những người này khai nhận, mỗi người trả khoảng 7 triệu đồng cho 2 vợ chồng Nguyễn Duy Trinh (39 tuổi) và Nguyễn Thị Hiền (35 tuổi, cùng quê ở xã Diễn Tháp), đang làm việc tại tỉnh Savanakhet (Lào) để vượt biên trái phép về Việt Nam. Đến ngày 11/1, Trương Văn Vượng đã đến Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đầu thú vì có liên quan đến vụ việc.

Nguyễn Duy Trinh là người giới thiệu các trường hợp muốn nhập cảnh trái phép cho Nguyễn Thanh Tuấn (39 tuổi, quê ở xã Diễn Tháp). Ngày 10/1, Tuấn đã chở 5 người từ Seno đến khu vực chợ Karon (huyện Seponh, Lào) để Trương Văn Vượng đưa qua biên giới, sau đó những người này được Nguyễn Đức Trung dùng ô tô chở về quê. Tuy nhiên, khi đi đến khu vực huyện Đakông (tỉnh Quảng Trị) thì bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ.

Nguyễn Thanh Tuấn và Nguyễn Duy Trinh là 2 đối tượng có thời gian sinh sống trên đất Lào lâu dài, có nhiều mối quan hệ phức tạp, có điều kiện móc nối với các trường hợp có nhu cầu xuất, nhập cảnh trái phép, đã nhiều lần tổ chức thành công việc đưa dẫn người xuất nhập cảnh trái phép thu lợi bất chính.

Sau khi điều tra, xác minh Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Công an tỉnh Savannakhet (Lào) bắt giữ 4 đối tượng gồm Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Duy Trinh, Chu Văn Lưu (40 tuổi), Nguyễn Văn Thế (tên gọi khác là Thùy, 27 tuổi, đều có hộ khẩu thường trú tại xã Diễn Tháp), đang làm việc tại Lào, vì có liên quan đến đường dây tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.

Ngày 17/1, BĐBP Quảng Trị cho biết đang tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của Tuấn và Trinh trong việc tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép để củng cố hồ sơ xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Còn Nguyễn Văn Thế và Chu Văn Lưu, hiện chưa phát hiện có hành vi phạm tội, nên đã được đưa đi cách ly phòng dịch theo quy định.

Liên quan đến việc xử lý các đối tượng tổ chức và vượt biên trái phép từ Lào về Việt Nam, ngày 16/1, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý các đối tượng tổ chức và vượt biên trái phép từ Lào về Việt Nam qua đường tiểu ngạch tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Trước đó, vào lúc 21h ngày 13/1, tại khu vực đường mòn phía Nam Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thuộc khóm Tây Chín (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa), BĐBP Quảng Trị đã bắt giữ 4 đối tượng vượt biên từ Lào về Việt Nam, gồm Trần Đức Quang, Nguyễn Văn Kỳ, Trần Văn Tài (cùng trú tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) và Lan Bun Lai (trú tại huyện Seponh, tỉnh Savanakhet, Lào).

Sau khi bị phát hiện và bắt giữ, các đối tượng vượt biên là lao động người Việt Nam đã được cách ly phòng COVID-19 và lấy lời khai ban đầu. Các đối tượng đều khai nhận đã thuê một đối tượng không rõ lai lịch tìm đường nhập cảnh trái phép với giá 4 triệu đồng mỗi người. Riêng Lan Bun Lai được thuê dẫn các đối tượng qua đường biên với giá mỗi người 200 kíp Lào.

Ngay sau khi hoàn tất công tác điều tra ban đầu, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã chuyển hồ sơ và các đối tượng là người Việt Nam cho các ngành chức năng tiếp tục hoàn tất hồ sơ xử lý. Riêng đối tượng người Lào, BĐBP bàn giao cho cơ quan chức năng của Lào giải quyết theo thẩm quyền.

Năm 2020, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã phá thành công 3 chuyên án và 1 vụ án tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, bắt giữ 6 đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức môi giới và 26 đối tượng có liên quan; xử phạt hành chính 222 vụ/279 trường hợp có hành vi xuất, nhập cảnh trái phép với số tiền 427 triệu đồng.

Qua điều tra cho thấy, các đối tượng tổ chức môi giới, đưa đón người xuất, nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới Việt-Lào thường lợi dụng phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số sống dọc biên giới tham gia vào đường dây đưa người vượt biên trái phép bằng các công việc như làm xe thồ, chèo đò qua sông.

baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data