agribank-vietnam-airlines

Triển vọng tươi sáng cho cổ phiếu ngành điện

Trần Hương
Trần Hương  - 
Quốc hội vừa thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 và thay thế Luật Điện lực năm 2004. Đây được coi là một cột mốc quan trọng, có thể giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy các cơ chế phát triển từng loại hình nguồn điện và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Vậy cổ phiếu điện được hưởng lợi như thế nào?
aa
NMNĐ Sông Hậu 1 hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2024 trước 2 tháng
NMNĐ Sông Hậu 1 hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2024 trước 2 tháng

Dưới góc nhìn của mình, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư SSI cho rằng, Luật này đưa ra một số quy định để giúp đẩy nhanh việc triển khai các dự án điện khẩn cấp, ví dụ như đơn giản hóa thủ tục liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng. Điều này có thể giúp cải thiện an ninh năng lượng quốc gia.

Cụ thể, các dự án điện khẩn cấp bao gồm các dự án, công trình xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo để kịp thời khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và bù đắp cho sự chậm tiến độ/tạm dừng của các dự án điện khác và nhu cầu đột biến ở một số khu vực hoặc trên toàn quốc (có thể gây ra tình trạng thiếu điện).

Bên cạnh đó, Luật này giúp tháo gỡ điểm nghẽn liên quan đến quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư lưới điện có cấp điện áp từ 220 kV trở xuống đi qua địa giới hành chính từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Trong đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí điểm đầu đường dây được xác định theo tên dự án lưới điện trong quy hoạch phát triển điện lực hoặc phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân các tỉnh còn lại trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới như hydrogen và amoniac cũng là một trong những chủ đề chính của Luật, giúp Việt Nam đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này có thể mang lại lợi ích cho các công ty hoạt động về năng lượng tái tạo như REE, HDG và PC1.

Trong thời gian tới, các cơ chế bổ sung (như cơ chế giá mới) sẽ được phê duyệt để hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này.

Luật cũng khuyến khích đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện và khuyến khích các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải vào môi trường (bao gồm cả việc chuyển đổi dần sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp hơn).

Ngoài ra, Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, đặc biệt là đối với các nhà máy điện khí/LNG (có thể giúp POW hưởng lợi), các dự án điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng mới, kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo lợi ích giữa các nhà đầu tư và Nhà nước.

Đối với điện gió ngoài khơi, Luật cũng giao cho Chính phủ quy định cụ thể các ưu đãi cho các dự án đầu tư vào loại hình điện này.

Nhà nước sẽ độc quyền trong việc đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Quốc hội đã đồng ý việc khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (4.000 MW), đã bị tạm dừng từ năm 2016.

Trước những thách thức trong việc triển khai các dự án điện khí LNG, và các nhà máy nhiệt điện than và thủy điện bị hạn chế về trữ lượng lẫn việc có những tác động môi trường, việc tái khởi động dự án này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Cũng theo bà Phương, Luật tái nhấn mạnh 3 cấp độ của thị trường điện lực Việt Nam, gồm: Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM), Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) và Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VCRM).

Hiện tại, thị trường điện Việt Nam đang ở cấp độ thứ hai (VWEM).

Luật cũng giới thiệu các định nghĩa về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Các thuật ngữ này có thể đóng vai trò quan trọng về hành lang pháp lý để hoàn thiện cấp độ VCRM trong tương lai. Cải cách cơ chế giá điện có thể giúp loại bỏ dần việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng, vùng và miền, bao gồm việc đề xuất giá điện nhiều thành phần.

Trong bối cảnh như vậy, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, các mã cổ phiếu trong ngành điện hiện đang thu hút sự quan tâm lớn nhờ triển vọng phục hồi và tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều thay đổi về cơ chế và tình hình thị trường. Trong đó, NT2, POW, HDG và PC1 là những mã nổi bật với các luận điểm đầu tư hấp dẫn.

NT2 được đánh giá cao nhờ triển vọng phục hồi mạnh mẽ vào năm 2025. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) được dự báo đạt 49 tỷ đồng trong năm 2024, giảm 90% so với cùng kỳ, nhưng sẽ tăng đột biến lên 392 tỷ đồng vào năm 2025, tương đương mức tăng trưởng 695%. Sự phục hồi này đến từ việc bàn giao nhà máy điện khí Phú Mỹ 2.2 cho EVN, giúp giảm căng thẳng về tình trạng thiếu khí tự nhiên ở khu vực Đông Nam Bộ. Với cam kết cung cấp khí dài hạn đến năm 2036 từ PV GAS, NT2 được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trong ngành.

Ngoài ra, việc áp dụng cơ chế giá điện nhiều thành phần có thể giúp EVN hạn chế tình trạng lỗ, qua đó cải thiện khả năng thanh toán cho NT2, tạo động lực tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

POW có triển vọng lợi nhuận năm 2024 đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ, nhờ khoản thu nhập bất thường từ bồi thường sự cố tại Nhà máy Vũng Áng 1. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố này, lợi nhuận cốt lõi chỉ đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23%.

Năm 2025, NPATMI dự kiến giảm 12%, còn 1,6 nghìn tỷ đồng, do ảnh hưởng từ dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 trong giai đoạn đầu vận hành. Mặc dù vậy, cơ chế cam kết sản lượng điện khí LNG tối thiểu trong dài hạn được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của dự án và lợi nhuận của POW.

HDG cũng là một mã đáng chú ý với động lực tăng trưởng chính từ việc mở bán các giai đoạn tiếp theo của dự án Hado Charm Villas và sự phục hồi sản lượng thủy điện khi thời tiết chuyển từ El Nino sang La Nina. Đồng thời, HDG đang đầu tư vào các dự án điện gió với tổng công suất gần 800 MW, trong đó khoảng 200 MW đã được đưa vào Quy hoạch Phát triển Điện lực VIII. Tuy nhiên, để thận trọng, các dự án này chưa được tính vào dự báo.

Dự kiến lợi nhuận NPATMI năm 2024 đạt 813 tỷ đồng, tăng 22%, và năm 2025 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 37%.

PC1 có triển vọng đến từ các dự án bất động sản và khu công nghiệp. Mặc dù mảng xây dựng năng lượng đang chững lại, nhưng các quy định mới về đầu tư hạ tầng điện được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng mới, giúp PC1 gia tăng số hợp đồng trong mảng xây dựng điện và cung cấp cột thép.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự tăng giá của USD (+3% từ cuối quý III) có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận quý IV/2024.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Ngày 8/4, VN-Index mở phiên tiếp tục quán tính giảm mạnh 26 điểm. Lực cung nhanh chóng dâng cao khi áp lực call margin và bán giải chấp lớn xuất hiện vào khung giờ xử lý từ 10 giờ sáng. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data