agribank-vietnam-airlines

Triển vọng thị trường tài chính Việt Nam 2024

Hà An
Hà An  - 
Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”. Báo cáo đưa ra những nhận định tích cực về các lĩnh vực Ngân hàng- Chứng Khoán- Bảo hiểm và Quỹ đầu tư
aa
Nhóm Nghiên cứu BIDV đưa ra 6 kiến nghị cho mục tiêu tăng trưởng năm 2024 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương cho biết: BIDV và ADB rất vinh dự khi NFSC cùng phối hợp thực hiện Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”. Với sự tham vấn, đóng góp của NFSC, chúng tôi tin rằng Báo cáo thực sự là một kênh cung cấp thông tin hữu ích, khách quan, độc lập, khoa học và toàn diện về thị trường tài chính Việt Nam, giúp nhận diện được các cơ hội cũng như thách thức nhằm đưa ra các phương án, giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững…

Hội thảo tập trung vào các nội dung chính: nhận định về thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024; Đánh giá về thực trạng, các cách tiếp cận quản lý Fintech trên thế giới và gợi ý định hướng quản lý Fintech tại Việt Nam. Tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia đã đưa ra một số kiến nghị chính sách.

GDP có thể đạt 6-6,5%, tỷ giá tăng khoảng 2,5-3%

Nhìn chung thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 phục hồi với các điểm sáng - tối đan xen, nhưng điểm sáng chi phối. Một số kết quả nổi bật đáng ghi nhận là: tín dụng tăng chậm trong 3 quý đầu năm, nhưng phục hồi mạnh trong quý 4/2023 (cả năm tăng 13,78%, thấp hơn mục tiêu 14,5% nhưng là mức cao so với khu vực và phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế). Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào.

Lãi suất giảm, khiến chênh lệch lãi suất VND-USD duy trì ở mức cao, tạo áp lực lên tỷ giá. Mặc dù vậy, với các biện pháp can thiệp kịp thời, linh hoạt, NHNN vẫn giữ được biến động tỷ giá trong tầm kiểm soát (tăng 2,6%), qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính - tiền tệ.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2023 phục hồi với chỉ số VNIndex tăng hơn 12%, giá trị vốn hóa tăng gần 14% so với cuối năm trước, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt gần 340 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với 2022, đồng thời, thị trường cũng được lành mạnh hóa dần thông qua xử lý các vụ việc vi phạm.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi cơ cấu thị trường chưa có nhiều cải thiện, vẫn phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng (chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) trong khi qua kênh thị trường vốn vẫn khiêm tốn (chiếm 12,4%), thanh khoản thị trường cổ phiếu giảm (11,2%). Tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng và bảo hiểm đều thấp hơn nhiều so với năm 2022; nợ xấu gia tăng, trong khi năng lực bao nợ xấu của các TCTD có phần giảm, việc tăng vốn điều lệ của các định chế tài chính còn chậm so với yêu cầu…

Theo Nhóm nghiên cứu, năm 2024, kinh tế thế giới dự báo đi ngang hoặc tăng trưởng chậm lại (2,4% so với mức tăng 2,6% năm 2023) dù thương mại và đầu tư dần phục hồi, lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm (3,5-4% từ mức 5,7% năm 2023).

Đối với Việt Nam, Nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 6-6,5% (kịch bản cơ sở) với các động lực tăng trưởng phục hồi tốt hơn năm 2023, lạm phát tăng khoảng 3,4-3,8%, trong mục tiêu là 4-4,5%.

Tình hình địa chính trị thế giới biến động khó lường, tác động đến điều hành CSTT và hoạt động của các TCTD. Song, theo TS. Cấn Văn Lực Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV: “Hệ thống tài chính của chúng ta vững vàng hơn rất nhiều; đồng thời năng lực quản trị điều hành nâng lên…”

Chính sách tiền tệ được dự báo theo hướng chủ động, linh hoạt, lãi suất duy trì ở mức thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Thời điểm hiện tại tỷ giá đã tăng 4,5%, nhưng theo TS Cấn Văn Lực: Tỷ giá mặc dù còn chịu áp lực lớn nhưng khi FED quyết định giảm lãi suất ( khoảng tháng 6 hoặc chậm hơn là quý III) thì áp lực lên tỷ giá sẽ hạ nhiệt dần, cộng với việc ổn định thị trưởng vàng thì tỷ giá chỉ tăng khoảng 2,5-3% trong năm 2024.

Cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn khi giảm dần tỷ trọng của kênh tín dụng, tăng tỷ trọng qua kênh thị trường vốn và đầu tư tư nhân. Thanh khoản thị trường được kỳ vọng có sự cải thiện tích cực. Tăng trưởng lợi nhuận của các định chế tài chính năm 2024 được dự báo sẽ ở mức cao hơn năm 2023.

Khung pháp lý cho thị trường tài chính tiếp tục được hoàn thiện với thay đổi đáng quan tâm nhất là Luật các TCTD sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và các luật quan trọng khác (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…) có hiệu lực từ đầu năm 2025, với nhiều điểm mới quan trọng…

Mặc dù vậy, thị trường tài chính trong năm 2024 vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: nợ xấu còn gia tăng trong nửa đầu năm nhưng sẽ giảm dần cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu nhưng tín dụng đang phục hồi và cả năm có thể tăng 14-15%, thị trường TPDNvà bất động sản phục hồi chậm và cần thời gian để chuyển biến rõ nét hơn…

Rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu có xu hướng gia tăng…

Gợi ý, kiến nghị chính sách

Công nghệ khu vực tài chính (Fintech) trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang phát triển tương đối mạnh mẽ nhưng không đồng đều và có cách hiểu, cách tiếp cận, quản lý rất khác nhau. Đa số cách hiểu hiện nay về Fintech là theo nghĩa hẹp (các công ty Fintech), thay vì hiểu theo nghĩa rộng (Fintech là đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ tài chính).

Để quản lý Fintech, kinh nghiệm quốc tế cho thấy có 4 cách tiếp cận chính, đó là: (i) Chờ đợi và quan sát, (ii) Thử nghiệm và học hỏi, (iii) Cơ chế thúc đẩy sáng tạo, và (iv) Cải cách luật pháp. Các cách tiếp cận này đều có ưu và nhược điểm riêng và cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có thể vận dùng phù hợp với mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, Fintech vẫn chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp và với cách tiếp cận quản lý là “chờ đợi và quan sát”. Theo Nhóm nghiên cứu, Việt Nam nên áp dụng dụng cách tiếp cận “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn, tổng thể hơn với Fintech trên toàn thị trường tài chính, chứ không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng.

Tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia đã đưa ra một số kiến nghị chính sách: đồng bộ phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, trong đó cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN để giảm bớt áp lực nguồn vốn trung - dài hạn cho hệ thống ngân hàng, hiện thực hóa việc nâng hạng TTCK (từ “cận biên” lên “mới nổi”) theo đúng kế hoạch đề ra; đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế quản lý - giám sát thị trường tài chính để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại cũng như tận dụng xu hướng mới, cơ hội mới trong tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, tài chính xanh và chuyển đổi số, trong đó có Fintech.

Gia tăng nguồn lực cho các TCTD thông qua cho phép các TCTD có sở hữu Nhà nước được giữ lại cổ tức Nhà nước hàng năm để tăng vốn; đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các TCTD, nhất là các TCTD yếu kém và đẩy nhanh tháo gỡ pháp lý cho thị trường đất đai, bất động sản; sớm có hướng dẫn triển khai Luật TCTD sửa đổi, phát triển tài chính xanh, cũng như các đạo luật quan trọng đã được ban hành; nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rủi ro, trong đó có rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng của các ĐCTC; bình ổn thị trường vàng theo kế hoạch, giải pháp đã đề ra...

Hà An

Tin liên quan

Tin khác

Quỹ tín dụng nhân dân Đức Thạnh thông báo mức vốn điều lệ

Quỹ tín dụng nhân dân Đức Thạnh thông báo mức vốn điều lệ

Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông trường Trần Phú thông báo về việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Nông trường Trần Phú thông báo về việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động

TP. Hồ Chí Minh triển khai thanh toán không tiền mặt Open loop

TP. Hồ Chí Minh triển khai thanh toán không tiền mặt Open loop

Ngày 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1), Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng TP. Hồ Chí Minh, Mastercard và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố triển khai thanh toán không tiền mặt theo công nghệ Open loop trên xe buýt.
Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

Để dòng tiền nhàn rỗi của khách hàng không chỉ sinh lời tối đa, mà còn thuận tiện khi gửi, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) ra mắt Chứng chỉ tiền gửi trên ngân hàng số Digimi với lãi suất hấp dẫn tương ứng hai kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng, đồng thời có thể chuyển nhượng linh hoạt khi khách hàng có nhu cầu.
VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

VietinBank “tung” giải pháp đột phá, tạo đà cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp

Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm, giải pháp dành cho nhà đầu tư bất động sản công nghiệp từ VietinBank hứa hẹn trở thành bệ phóng vững chắc, giúp doanh nghiệp dễ dàng hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư.
BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách dùng thẻ tín dụng quốc tế

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua Thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các Chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

Nhằm tiếp sức nguồn vốn và tạo đà tăng trưởng bền vững cho hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn bậc nhất thị trường, với gói vay kinh doanh thế chấp chỉ từ 5,39%/năm, mang đến cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt và hiệu quả cho nhóm khách hàng đang phát triển bùng nổ này.
HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

HDBank thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data