Tri ân người có công: Thận trọng nhưng đừng chậm trễ
![]() | Ngành Ngân hàng tri ân anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng |
![]() | Nhà ở cho người có công: Đối tượng thụ hưởng tăng nhanh |
Cùng với việc chăm sóc tốt hơn người có công với cách mạng, thì một trong những nhiệm vụ của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội là phấn đấu hết năm 2017, giải quyết căn bản hơn 3.000 hồ sơ người có công đang tồn đọng tại các địa phương.
![]() |
Mẹ Việt Nam Anh hùng Lăng Thị Thịnh mong ngóng tìm thấy hai con liệt sĩ |
Hiện cả nước có hàng chục ngàn người có công với cách mạng, nhưng chưa được hưởng chính sách. Họ phải đôn đáo khắp nơi, xin hướng dẫn, làm các thủ tục, giấy tờ. Nhưng vì việc hướng dẫn chưa cụ thể, chưa sát, lên nhiều cựu binh mất đi mà giấy tờ chưa hoàn thiện. Có cựu binh chờ chế độ hơn 30 năm trời.
Trong công tác rà soát, xét duyệt hồ sơ người có công, các cơ quan chức năng gặp phải nhiều trường hợp nan giải, như nhiều trường hợp hiện nằm trong nghĩa trang cùng đồng đội, nhưng bản thân họ vẫn không được công nhận liệt sĩ, chỉ vì không có hồ sơ, căn cứ, không người làm chứng... Nhiều trường hợp gần như lâm vào bế tắc. Ngược lại, có hàng nghìn đối tượng bao năm ung dung hưởng chính sách một cách sai trái do chạy chọt, làm giả hồ sơ.
Thực tế, cơ quan chức năng đã phối hợp, phát hiện và xử lý hàng nghìn trường hợp không phải người có công nhưng đã được hưởng chế độ bằng con đường chạy chọt, làm giả hồ sơ. Ông Nguyễn Công Uẩn, một người được dân địa phương tôn xưng là “người hùng” đã cùng với người bạn già ở Thuận Thành (Bắc Ninh) khui ra gần 2.900 hồ sơ hưởng sai chính sách.
Ông bộc bạch: “Người đáng được hưởng thì bị chậm. Còn những trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự, đảo ngũ, sau này ngã do say rượu, thì lại chạy chọt, luồn lách để trục lợi chính sách. Tình trạng tiêu cực này cần phải được giải quyết rốt ráo để lấy lại ý nghĩa đích thực của chính sách đền ơn đáp nghĩa. Đây là một nghịch lý mà ngành chức năng đã vấp phải, đồng thời chứng tỏ chính sách nới lỏng từ năm 2013 lộ ra quá nhiều bất cập”.
Nhận thấy lỗ hổng lớn của chính sách, cơ quan chức năng buộc phải phát hành Thông tư liên tịch số 28 giữa Bộ Lao động, Thương binh-Xã hội và Bộ Quốc phòng, hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. Theo đó, quy định việc xác nhận, người làm chứng chặt chẽ hơn. Chính sách thay đổi, những hồ sơ thiết lập trước năm 2013 bị ách lại, dẫn đến tồn đọng.
Trước những bức thiết của thực tế, ngày 20/3/2017 Bộ trưởng Lao động, Thương binh – Xã hội đã ban hành Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện và giải quyết cơ bản trong năm 2017 hơn 3.000 hồ sơ. Theo ông Huỳnh Văn Tí, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội, để giải quyết dứt điểm hồ sơ đề nghị công nhận người có công cần công khai, minh bạch, kỹ lưỡng, hạn chế tối đa các trường hợp khai man, làm giả hồ sơ.
Thực hiện chỉ đạo, một số tỉnh như Long An, Vĩnh Long, Bình Dương đã mời các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa và các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để lắng nghe ý kiến về từng trường hợp. Hay như tỉnh Vĩnh Phúc, trong quá trình xét duyệt hồ sơ, Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc từ lâu đã công khai tại trụ sở UBND cấp xã về danh sách, nên hiện nay không có hồ sơ tồn đọng.
Bà Ngô Thục Phương, Trưởng phòng Người có công - Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Nhiều đối tượng “cò mồi” dụ dỗ người dân làm hồ sơ giả, thậm chí còn nhận là người nhà của tôi để tăng uy tín, hòng dụ dỗ nhiều người sập bẫy. Và nếu quá trình xét duyệt được thực hiện công khai, dân chủ thì đối tượng làm giả hồ sơ không còn đất sống”.
Đồng quan điểm ấy, ông Đỗ Đăng Khoa, Trưởng phòng Chính sách 1 (Cục Người có công) cho biết, việc thiết lập hồ sơ người có công không hề đơn giản, bởi đến nay người làm chứng hoặc cao tuổi, hoặc đã mất; nhiều người hồ sơ thất lạc trong thời gian dài, nên đòi hỏi cán bộ làm chính sách phải công tâm. Nhanh nhưng vẫn phải thận trọng.
“Trước đây, chính sách nới lỏng đã dẫn đến tình trạng khai man, lách vào kẽ hở để trục lợi. Bây giờ, chính sách thắt chặt lại, đương nhiên để xác nhận được thì phải mất nhiều thời gian hơn”, ông Khoa chia sẻ.
Giải quyết hồ sơ tồn đọng là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc xử lý sẽ được triển khai linh hoạt với từng trường hợp cụ thể và được công bố trên các phương tiện truyền thông, xin ý kiến giải quyết.
Thời gian đã quá lâu, nhiều gia đình chính sách không thể đợi lâu hơn. Tất nhiên khi người thân lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không ai nghĩ đến ngày được đền ơn. Nhưng rõ ràng, công tác đền ơn đáp nghĩa, đòi hỏi cơ quan hữu quan các cấp cần phải thực hiện tốt và nhanh chóng hơn nữa.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
