Trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Việt
![]() | Trái cây Trung Quốc tràn ngập thị trường |
![]() | Sôi động mùa Noel |
Từ gánh hàng rong vỉa hè cho đến các quầy sạp trái cây lớn nhỏ trong các chợ truyền thống, đâu đâu cũng có thể bắt gặp các hàng hóa trái cây của Trung Quốc bày bán la liệt. Một đặc điểm có thể dễ dàng nhận thấy, trái cây Trung Quốc khá phong phú về chủng loại, trái to, nhìn bắt mắt song mức giá lại khá rẻ, thậm chí giá chỉ bằng phân nửa so với trái cây nội hoặc 1/3 so với trái cây nhập khẩu từ Thái Lan, Úc, Mỹ...
![]() |
Phần lớn trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên việc quản lý, kiểm soát về chất lượng chưa chặt chẽ |
Phần lớn trái cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu theo đường tiểu ngạch nên việc quản lý, kiểm soát về chất lượng chưa chặt chẽ, dẫn đến sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng khó có thể đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong số rất nhiều chủng loại rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, nhiều loại trái cây có số lượng rất lớn, lên đến hàng trăm tấn/ngày qua các đường cửa khẩu biên giới như trái lựu, hồng ngâm, dưa lưới vàng, nho đen, cam sành, quýt đường...
Gần đây nhất, trái xoài tí hon (còn gọi là xoài mút) cũng được nhập về khá nhiều và gây hoang mang, lo lắng cho người mua khi phát hiện có lớp màng bọc mỏng, trong như nylon bao bên ngoài vỏ hạt.
Tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), chỉ trong một ngày, tại chợ này đã có khoảng 150 - 200 tấn xoài mút Trung Quốc nhập về. Giá bán đến tay người tiêu dùng dao động 15.000-20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin, giá loại xoài này khi nhập khẩu vào Việt Nam, khai báo tại hải quan chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Điều đáng nói, khi được hỏi về nguồn gốc của trái cây, không ít người bán hàng đều trả lời là trái cây của Việt Nam, thậm chí là “nho Mỹ, táo Úc”…
Một nguyên nhân được chỉ ra cho tình trạng này là sản phẩm của công ty trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mặc dù trong những năm gần đây, việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam đi các nước rất khả quan và đạt kim ngạch hàng tỷ USD, nhưng tại sân nhà, các DN lại chưa quan tâm đúng mức.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2
![[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/15/10-420250410155228.jpg?rt=20250410155230?250410035943)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định
