TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp thu hút khách đi xe buýt
Theo thống kê của ngành giao thông vận tải TP.HCM năm 2012, sản lượng hành khách đạt trung bình 305 triệu lượt/năm nhưng đến năm 2020, chỉ còn 140 triệu lượt, giảm 146 triệu lượt, đáp ứng 7,5% nhu cầu đi lại. Đến năm 2020, TP.HCM chỉ còn 127 tuyến xe buýt (trong đó 91 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá), giảm 23 tuyến. Số lượng xe buýt ngày càng giảm nhưng các tuyến metro triển khai chậm và thiếu đồng bộ, áp lực ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.
![]() |
TP. HCM đang tiến hành nhiều giải pháp thúc đẩy giao thông công cộng |
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, lượng hành khách đi xe buýt năm 2020 chỉ đạt 51% kế hoạch và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh nguyên nhân do dịch Covid-19, còn là sự xuất hiện của xe công nghệ. Hành khách có xu hướng dùng dịch vụ này cho các chuyến đi ngắn.
Các chuyên gia giao thông nhận định, hành khách giảm do nhiều tài xế cố tình bỏ tuyến hay hoạt động cầm chừng do “thu không đủ bù chi”. Và đây mới là vấn đề chính cần ngành chức năng của thành phố quan tâm giải quyết. Hiện tại, nhiều người dân chuyển từ xe buýt sang sử dụng các loại phương tiện cá nhân để di chuyển, tuy nhiên việc này chỉ mang tính chất nhất thời trong giai đoạn dịch bệnh. Sau dịch bệnh, việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ dần dần được khôi phục. Hơn thế, sở dĩ người dân TP.HCM thờ ơ với xe buýt vì nhiều xe đã cũ, cùng với chất lượng phục vụ chưa cao. Và quan trọng nữa là phương tiện này thường bị ùn tắc khi tham gia giao thông
Để phát triển vận tải hành khách công cộng trong đó có xe buýt, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn”. Giữa tháng 12 vừa qua, tổng kết 8 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở TP.HCM, UBND TP.HCM cho biết việc tổ chức các tuyến xe buýt tiêu chuẩn hoạt động gặp nhiều khó khăn do đặc thù mạng lưới giao thông đô thị hiện hữu. TP.HCM có tổng chiều dài 4.391,9 km đường, nhưng chỉ có 1.827km mặt đường đạt chuẩn cho xe buýt - có bề rộng lớn hơn 7m, chiếm khoảng 42%. Hơn nữa, hầu hết các tuyến đường tập trung với mật độ khá cao trong khu vực trung tâm thành phố, chiếm khoảng 67%. Điều này đã khiến người dân khó tiếp cận xe buýt.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn sau năm 2020 và đường sắt đô thị trong tương lai. Đồng thời, cũng kiến nghị Bộ ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện.
Trước mắt, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM đã và đang bắt đầu triển khai một số dự án. Theo đó, Sở đang nghiên cứu thiết kế làn đường riêng cho xe buýt, đồng thời sắp xếp lại các tuyến hiện có để phù hợp hơn với nhu cầu di chuyển của người dân. Hiện ngành giao thông TP.HCM đang nghiên cứu xây dựng 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt trên đường Điện Biên Phủ và đường Võ Thị Sáu. Bên cạnh đó, đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Theo ông Lâm, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua trung tâm giám sát trực tuyến tại đơn vị, trên cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình và camera gắn trên 100% phương tiện xe buýt của thành phố. Ngành giao thông TP.HCM cũng đã triển khai hệ thống loa trên xe để tự động thông báo cho hành khách khi đến trạm dừng (đạt tỷ lệ 95%), hệ thống loa tại 2 nhà chờ xe buýt tự động thông báo các xe sắp đến.
“TP.HCM đã đưa vào vận hành cổng thông tin buyttphcm.com.vn, BusMap, tổng đài 1022, đầu tư 44 bảng thông tin điện tử tuyến buýt trực tuyến tại trạm xe buýt. TP.HCM chính thức giới thiệu phiên bản đầu tiên của ứng dụng cung cấp thông tin vận tải hành khách công cộng trên thiết bị di động và kết nối xe buýt với ứng dụng Grab trên thiết bị di động. Tất cả ứng dụng trên nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt và để phục vụ tốt nhất cho người dân”, ông Lâm chia sẻ.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
