TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đêm
Bà Hoa cho biết trong thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường; rà soát các quy định pháp luật để gia hạn thời gian hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các khu vực có kinh tế đêm.
![]() |
Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM thông tin những giải pháp phát triển ngành du lịch trên địa bàn. |
Trước đó, đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng thực trạng nhiều du khách đến TP.HCM rồi "một đi không trở lại" do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn. Bên cạnh đó, thành phố có lợi thế phát triển kinh tế đêm, kinh tế đường sông nhưng nhiều đánh giá cho thấy ngành du lịch thành phố phát triển chưa bền vững.
Bà Hoa thông tin, 6 tháng đầu năm 2023, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng 306% so cùng kỳ (nhưng chỉ bằng 50% so với năm 2019); thu hút hơn 16 triệu khách nội địa, (tăng 48%), doanh thu đạt hơn 48.000 tỷ đồng.
Nói về giải pháp của ngành du lịch TP.HCM, bà Hoa cho biết ngành du lịch TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các cơ chế, chính sách để nâng chất lượng giao thông đường thủy kết hợp phát triển du lịch. Song song đó, ngành du lịch sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đầu và cuối các tuyến giao thông thủy, tổ chức các dịch vụ thể thao trên và dưới nước để phục vụ du khách.
Theo bà Hoa, hiện nay các địa phương, nhất là quận 1 và quận 3 đang tập trung xây dựng các tuyến phố đi bộ về đêm gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao, mua sắm. Ngành du lịch cũng xác định các sản phẩm tiềm năng lợi thế như du lịch đường thủy, du lịch không ngủ gắn với vui chơi giải trí và kinh tế đêm. Vì vậy, Sở đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan lựa chọn các tuyến, xây dựng đề án phát triển du lịch.
TP.HCM đang phát triển mỗi quận, huyện có một sản phẩm du lịch và hiện hầu như quận huyện nào cũng có sản phẩm du lịch. Đây là một hướng phát triển rất mới, nhận được hưởng ứng của du khách. Trên cơ sở phản hồi tích cực của du khách, sở sẽ phát huy thế mạnh này, gắn các di sản, di tích trên địa bàn và các tuyến du lịch của thành phố nhằm tăng tính hấp dẫn của du lịch thành phố. Bên cạnh đó, sở cũng chú trọng kết nối việc phát triển các sản phẩm du lịch đường sông gắn với các di sản văn hóa, lịch sử. Sở đang phối hợp với các chuyên gia thống kê, lựa chọn các sản phẩm đặc trưng để phát triển tuyến du lịch.
“Để phát triển du lịch TP.HCM, ngành du lịch sẽ thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ bên cạnh phát triển sản phẩm, tài nguyên, thương hiệu, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, liên kết vùng. TP.HCM sẽ phát triển 4 nhóm sản phẩm đang có nguồn thu lớn là văn hoá lịch sử; hội nghị, hội thảo, triển lãm; du lịch kết hợp ẩm thực và du lịch kết hợp mua sắm. Ngành du lịch xác định đây là những sản phẩm chính cần tiếp tục nâng cấp và giai đoạn tới sẽ đầu tư thêm các cơ chế, chính sách để có các sản phẩm xứng tầm”, bà Hoa nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

TP. Hồ Chí Minh gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho đại lễ 30/4
