TP.HCM đề xuất hỗ trợ học phí
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM, tính đến cuối năm học 2019-2020, TP.HCM có hơn 23.142 học sinh bậc tiểu học đang học tại các trường ngoài công lập. Nếu trừ những học sinh không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại TP. HCM, sẽ còn khoảng gần 23.000 học sinh sẽ được hỗ trợ học phí.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, mức hỗ trợ được tính trực tiếp theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm). Mức hỗ trợ học phí bằng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách đối với học sinh tiểu học theo Nghị quyết của HĐND TP. HCM. Thời gian thực hiện từ năm học 2021-2022. Nguồn kinh phí được trích từ ngân sách thành phố. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM cũng đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ bù tiền tổ chức dạy 2 buổi/ngày khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với giáo dục tiểu học. Cụ thể, học sinh tiểu học công lập trên địa bàn thành phố sẽ được hỗ trợ với mức cấp bù tiền miễn giảm tổ chức 2 buổi/ngày là 70.000 đồng/học sinh/tháng. Thời gian thực hiện từ năm học 2021-2022.
Cũng theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM, đối tượng hỗ trợ gồm học sinh tiểu học cư trú thực tế trên địa bàn TP. HCM (thường trú và tạm trú) học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của TP. HCM.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc hỗ trợ học phí cho học sinh tư thục sẽ tạo nhiều chuyển biến trong hệ thống giáo dục công - tư. Trước mắt là giảm bớt áp lực tuyển sinh vào các trường công trong điều kiện quá tải về sĩ số hiện nay, sau nữa, góp phần làm cho người dân có cái nhìn tích cực và đúng đắn về giáo dục tư thục.
Tại TP. HCM, học sinh bậc tiểu học công lập không phải đóng học phí. Riêng các bậc học còn lại được chia theo hai nhóm: nhóm 1 là học sinh tại các trường từ quận 1 đến 12 và quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh các trường tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho rằng, chính sách này sẽ giúp giảm áp lực tài chính với các gia đình, từng bước giảm áp lực về sĩ số học sinh ở các trường công lập, giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống trường công. Qua đó khuyến khích những nhà đầu tư có đủ năng lực tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục tiểu học ngoài công lập.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
