agribank-vietnam-airlines

TP. Hồ Chí Minh: Hóa đơn tiền điện sẽ tăng khoảng 30% do nắng nóng

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Ngày 2/4, thông tin tới báo chí, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết qua thống kê của EVNHCMC do nắng nóng, dự kiến tình hình sử dụng điện tăng nên hóa đơn tiền điện của người dân các tháng tiếp theo sẽ tăng khoảng 30%.
aa

Giải thích cụ thể mức tăng này, ông Kiên cho biết trong tháng 3, tỷ lệ khách hàng sử dụng từ bậc thang giá điện bậc 6 tăng cao hơn 30%, khi sử dụng điện ở bậc 5 và bậc 6 tăng tỷ lệ cao, lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện cao hơn. Ví dụ, nếu trung bình tiền điện sử dụng những tháng trước khoảng 1,7-1,8 triệu đồng thì hóa đơn tiền điện các tháng tiếp theo sẽ tăng khoảng 30%. Trong khi đó những tháng trước chỉ có khoảng 20%.

TP. Hồ Chí Minh: Hóa đơn tiền điện sẽ tăng khoảng 30% do nắng nóng
Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh dự báo do nắng nóng hóa đơn tiền điện của người dân các tháng tiếp theo sẽ tăng 30% so với trước

Phân tích số liệu sản lượng điện tiêu thụ tại TP.Hồ Chí Minh tính đến ngày 26/3/2024 (biểu đồ), sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 78,13 triệu kWh/ngày, cao hơn 12,02% (tương đương 8,38 triệu kWh/ngày) so với cùng kỳ năm 2023. Riêng ngày 26/3, sản lượng tiêu thụ điện cao nhất tính từ đầu năm, đạt 92,46 triệu kWh, tương ứng với nhiệt độ cao nhất trong ngày là 37 độ C, nhiệt độ bình quân trong ngày là 31,2 độ C (cũng là mức cao nhất từ đầu năm). Sản lượng này chỉ thấp hơn 2,34 triệu kWh so với mức tiêu thụ kỷ lục ngày 6/5/2023 (94,8 triệu kWh), tương đương thấp hơn 2,46%. EVNHCMC cũng cho biết tháng 3 thường chưa phải tháng nóng nhất trong năm nhưng đối với tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ cao nhất trong ngày đã tương đương nhiệt độ tháng nóng nhất năm 2023 (tháng 4/2023).

Theo tính toán, từ đầu năm đến nay, tiêu thụ điện của khách hàng sinh hoạt (chiếm 49,55% tổng sản lượng) có mức tăng là 11,90%, tăng mạnh hơn nhiều so với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt (tăng 7,32%; chiếm 50,45% tổng phụ tải). Trong nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt, sản lượng tiêu thụ điện của nhóm công nghiệp và xây dựng (chiếm 29,49% tổng sản lượng) cũng tăng 6,20%. Điều này cho thấy, kinh tế thành phố đang phục hồi và tăng trưởng. Song song đó, khách hàng sinh hoạt đã ngày càng sử dụng nhiều hơn các trang thiết bị điện, nhất là các thiết bị làm mát. Do đó, khi vào mùa nắng nóng, sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng sinh hoạt liên tục tăng cao.

“Trong giai đoạn cao điểm nắng nóng (từ tháng 3 đến 7), tình hình sử dụng điện của khách hàng sẽ tăng cao, tần suất sử dụng điện các thiết bị điện trong nhà, đặc biệt là các thiết bị làm mát, giải nhiệt của các hộ gia đình tăng cao, máy lạnh sử dụng một cách thường xuyên hơn. Vì vậy, EVNHCMC khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để hạn chế thấp nhất làm tăng tiền điện trong các tháng cao điểm mùa hè”, ông Kiên nói.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data