TP. Hồ Chí Minh chiếm 60% tổng lượng kiều hối chuyển về nước
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự báo lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2024 sẽ đạt khoảng 16 tỷ USD.
![]() |
Kiều hối chuyển về nước tăng trở lại sau khi bị giảm trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, do người lao động giảm việc làm vì chính sách đóng cửa chống dịch của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kiều hối chuyển về nước hiện nay có hai nguồn chính, gồm: Nguồn tiền của kiều bào gửi về hỗ trợ thân nhân trong nước, nguồn tiền của người Việt Nam ra nước ngoài lao động có thu nhập.
Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đã thông qua Đề án thu hút kiều hối, trong đó có việc nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển kiều hối và chi trả kiều hối ở các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế đến người nhận trong nước.
Thành phố cũng đang xây dựng chính sách phát hành trái phiếu kiều hối để phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có mục tiêu từ nay đến năm 2035, TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành 355 km đường sắt đô thị.
Năm 2023, lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 9,4 tỷ USD, một con số cao nhất trong các năm kể từ khi có chính sách kiều hối, trong đó thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á chiếm hơn 53% tổng lượng kiều hối về thành phố.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
