agribank-vietnam-airlines

Tổ chức phố đi bộ Trịnh Công Sơn: Cần lắng nghe và thận trọng

Minh Thắng
Minh Thắng  - 
Ngay sau khi UBND quận Tây Hồ có chủ trương mở phố đi bộ Trịnh Công Sơn, đa số người dân đều háo hức đón chờ một không gian văn hóa, giải trí cuối tuần này. Tuy nhiên, để nơi đây thực sự trở thành không gian văn hóa, du lịch mới, hấp dẫn của Hà Nội, mọi thứ đều phải được tính toán kỹ lưỡng và thận trọng.
aa

Đường Trịnh Công Sơn dài chừng 900m, nối từ ngã ba ngõ 612 Lạc Long Quân đến điểm giao với ngã ba đê Âu Cơ. Cạnh con đường thơ mộng ấy là quảng trường rộng 2.000m2, có sức chứa khoảng hơn 1.000 người. Cận kề đó là rặng nhãn, đường ven hồ, hồ sen và khu vực được giới trẻ đặt tên là “đường Hàn Quốc”… khiến nơi đây đang trở thành điểm hẹn của sự thơ mộng. Từ khi mang tên cố nhạc sĩ nổi tiếng, một vài sự kiện của những người yêu nhạc Trịnh chuyên và không chuyên tổ chức đã diễn ra ở con phố này.

Tổ chức phố đi bộ Trịnh Công Sơn: Cần lắng nghe và thận trọng
Phố Trịnh Công Sơn sẽ trở thành phố đi bộ mỗi dịp cuối tuần từ ngày 10/10

Dự án biến phố Trịnh Công Sơn thành phố đi bộ được UBND quận Tây Hồ rục rịch chuẩn bị đã hơn 1 năm nay. Đề án được xây dựng theo hướng tạo không gian văn hóa gần gũi, bình dị, lãng mạn vào dịp cuối tuần (từ tối thứ 6 đến tối Chủ Nhật). Tại đây, người dân sẽ được nghe nhạc Trịnh, uống cà phê ở các quán ven đường chỉ với giá 10.000 - 20.000 đồng.

Tại đây, UBND quận Tây Hồ còn dự định hình thành khu ẩm thực, giới thiệu những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Hà Nội như: Bún ốc, xôi Phú Thượng, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng… Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng dự định tổ chức một sân khấu nhạc Trịnh và âm nhạc dân gian do trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội tổ chức. Tại sân khấu này, những nghệ sĩ không chuyên cũng có cơ hội biểu diễn nghệ thuật.

Dù phố đi bộ Trịnh Công Sơn chưa khai trương nhưng UBND quận Tây Hồ đã nhận được hơn 10 đơn khuyến nghị của người dân, chủ yếu bày tỏ phản ứng xung quanh việc dựng kiốt cố định bán hàng (không đúng với đề án ban đầu là dựng kiốt di động).

Theo ý kiến của các hộ gia đình, việc dựng những kiốt cố định khiến nhiều gia đình bị ảnh hưởng do bị che mất tầm nhìn và hướng gió. Ngay khi người dân có ý kiến, chính quyền quận Tây Hồ lập tức tổ chức họp dân để lắng nghe tâm tư. Những kiốt cố định đã được bỏ đi, thay bằng gian hàng di động khung nhôm, có thể tháo dỡ nhanh trong vòng 20 phút. Sau thời gian kết thúc phố đi bộ, các gian hàng này sẽ được thu dọn để trả lại sự thoáng đãng cho các hộ dân.

Các nhà văn hóa, người làm du lịch đều cho rằng, việc tổ chức không gian phố đi bộ ở khu vực quận Tây Hồ là chủ trương đúng đắn, cần thiết. Bởi lẽ, phố đi bộ quanh Hồ Gươm đã gần như quá tải. Và, Hà Nội còn thiếu những không gian văn hóa hấp dẫn.

Tuy nhiên, để không gian biểu diễn nghệ thuật khu vực quận Tây Hồ trở thành địa chỉ văn hóa, du lịch có tính bền vững, chính quyền địa phương cần tính toán kỹ các phương án lâu dài, gắn kết với lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống tại đây, mà cụ thể là khâu quản lý hoạt động kinh doanh bán hàng, phương án trông giữ xe, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Phó Giám đốc Công ty Du lịch TransViet Nguyễn Tiến Đạt cho rằng: Những thay đổi của một tuyến phố nên xuất phát từ lợi ích cộng đồng dân cư. Nếu người dân thực sự muốn gìn giữ không gian chung thì mọi chuyện sẽ thúc đẩy nhanh hơn. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu không tính toán kỹ lưỡng và quản lý thật tốt thì rất dễ gây lộn xộn hoặc phản cảm.

Theo ông Đạt, thì quan họ, dân ca, múa rối nước, mọi người có thể xem quanh hồ Gươm rồi. Thế nên, tổ chức biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống ở đây chưa thực sự hợp lý. Bởi lẽ, không gian ở đây mang tính trầm mặc, sâu lắng, nên cần các màn trình diễn mộc mạc. Hợp lý nhất là biểu diễn nhạc Trịnh với cây đàn guita hoặc các bài hát sâu lắng về Hà Nội.

Điều này vừa tránh ồn ào ảnh hưởng đến không gian xung quanh và các hộ dân, đồng thời phù hợp với tên phố Trịnh Công Sơn và không gian Hồ Tây; cũng là tạo điểm độc đáo, đặc sắc cho phố đi bộ Hồ Tây so với phố đi bộ Hồ Gươm và khu phố cổ.

Còn chuyên gia ẩm thực Nguyễn Quang Việt cho rằng, Tây Hồ có khá nhiều món ngon đặc sản. Có thể tổ chức các hoạt động giới thiệu, dạy nấu xôi, dạy làm bánh đa kê. Cũng có thể tổ chức dạy ướp trà sen, hay cách nấu chè sen. Đây chính là điều mà ở không gian đi bộ quanh hồ Gươm chưa có.

Người dân và du khách vẫn luôn mong ngóng Hà Nội có thêm một điểm đến hấp dẫn là phố đi bộ Trịnh Công Sơn mỗi dịp cuối tuần. Và họ vẫn luôn đặt niềm tin vào sự cẩn trọng của chính quyền quận Tây Hồ cũng như TP Hà Nội để không gian ấy vừa chiều được lòng du khách, vừa hợp ý dân.

Minh Thắng

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data