agribank-vietnam-airlines

Tính toán lại chi phí vốn để hạ giá nhà

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Thị trường thiếu trầm trọng phân khúc nhà ở vừa túi tiền đối với người lao động thu nhập trung bình. Trong khi đó, để hạ giá bán nhà ở tầm thấp và tầm trung ngoài việc khuyến khích tăng nguồn cung, nhiều ý kiến cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để tiết giảm chi phí giá thành.
aa

Không có căn hộ giá bán dưới 25 triệu đồng/m2

Sau những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân, trung tuần tháng 12/2023 Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản đề nghị các tập đoàn, DN bất động sản bớt kỳ vọng lợi nhuận, không neo giữ giá cao, đồng thời thực hiện giảm giá bán căn hộ, tăng chiết khấu và khuyến mại hậu mãi để kích cầu tiêu dùng đối với phân khúc nhà ở tầm thấp và tầm trung.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, về phía Hiệp hội, đơn vị này thời gian qua đã liên tục đưa ra những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp về việc giảm giá bán nhà ở và tập trung đầu tư các dự án để tăng nguồn cung nhà ở phân khúc dưới 2 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố (đặc biệt là do kỳ vọng lợi nhuận), mức độ tham gia đầu tư các dự án nhà ở phân khúc thấp của các DN không mấy tích cực.

Cụ thể, đến hiện nay, riêng tại thị trường TP. Hồ Chí Minh tình trạng “lệch pha” nguồn cung nhà ở ngày càng rõ nét. Trong các năm 2020 - 2022 trong tổng số gần 16.900 căn hộ được bán ra thị trường, tỷ trọng các căn hộ cao cấp và trung cấp (giá bán khoảng 25 đến hơn 40 triệu đồng/m2) luôn chiếm hơn 70% và tăng tịnh tiến theo từng năm.

Đáng quan ngại là tính đến hết quý III/2023, tại TP. Hồ Chí Minh chỉ có 13 doanh nghiệp có sản phẩm đưa ra thị trường với tổng cộng 15.020 căn hộ. Trong số này có đến 9.969 căn hộ cao cấp (chiếm 66,37%), phần còn lại là 5.051 căn hộ trung cấp, và không có căn hộ giá bán dưới 25 triệu đồng/m2.

Theo tính toán của HoREA, giá bình quân của các căn hộ tầm trung khoảng 35 triệu đồng/m2 (tương đương 2,5 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ). Mức giá này cao hơn trên dưới 20 lần so với mức thu nhập trung bình hàng năm của các hộ, cá nhân có thu nhập 8-12 triệu/tháng. Vì thế, ngay cả khi các doanh nghiệp bất động sản giảm giá bán đối với các dự án nhà ở hiện hữu hoặc đang xây dựng, thì đa số người thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở đều không đủ khả năng tài chính để mua.

Tính toán lại chi phí vốn để hạ giá nhà
Thị trường nhà ở đang thiếu căn hộ bình dân với giá bán dưới 2 tỷ đồng/căn

Chi phí giá thành nhà ở nhiều bất cập

Theo các DN bất động sản, cơ cấu giá thành sản phẩm nhà ở cơ bản gồm 4 loại chính là: chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí xây dựng, chi phí tài chính và chi phí quản lý.

Hiện nay, chi phí tạo lập quỹ đất dự án thường chiếm khoảng 15% giá thành đối với dự án nhà chung cư; khoảng 30% với dự án nhà phố và khoảng 20% giá thành đối với các dự án nhà ở hỗn hợp.

Chi phí xây dựng (bao gồm san lấp, đầu tư hạ tầng và các công trình theo quy hoạch và thiết kế được duyệt) thường chiếm khoảng trên dưới 50% giá thành đối với dự án nhà chung cư và khoảng 30% đối với dự án nhà phố.

Chi phí tài chính cơ bản nhất là tiền trả lãi vay tín dụng. Tỷ trọng chi phí này trong giá thành nhà ở không cố định, tuy nhiên nếu dự án được thực hiện suôn sẻ trong 3 năm thì trung bình chi phí này sẽ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu giá thành. Trong khi đó chi phí quản lý thường chiếm khoảng 5%.

Bên cạnh các chi phí trên, trên thực tế các chủ đầu tư dự án nhà ở phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho các chi phí “không tên” trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án. Các chi phí này thường là “tiền lót tay” không được tính vào chi phí đầu tư dự án và bị coi là lợi nhuận phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và được tính vào giá bán nhà ở.

Đại diện HoREA cho rằng, trong cơ cấu giá thành nhà ở kể trên, các chi phí tạo lập quỹ đất, tạo lập dự án và chi phí quản lý còn nhiều điểm bất cập, cần tính toán lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá thành và giá bán phẩm nhà ở.

Cụ thể, đối với chi phí tạo lập quỹ đất, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có thể cân nhắc thay đổi cách thu tiền sử dụng đất, chuyển thành sắc thuế đánh trên “hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở”. Nếu sắc thuế này được xác định minh bạch thì vừa có thể loại trừ được cơ chế “xin-cho”, nhũng nhiễu vừa làm giảm mức nộp tiền sử dụng đất cho DN bất động sản.

Hay đối với mức thu tiền sử dụng đất, theo các DN, Chính phủ và Bộ Tài chính có thể cân nhắc giảm mức thu “tiền bảo vệ đất lúa” phù hợp với giá đất thị trường từng địa phương. Bởi hiện nay, khi tính tiền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thường chỉ được khấu trừ khoảng 25% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế đã bỏ ra.

“Phần lớn chi phí này bị coi là lợi nhuận dù không có thực, doanh nghiệp bị tính thuế 20% và bắt buộc phải tính vào giá bán nhà ở thành phẩm” – ông Lê Hoàng Châu nhận định.

Ưu đãi nhiều hơn cho các dự án nhà ở thương mại giá thấp

Để tăng nguồn cung nhà ở phân khúc thấp ở các địa phương, các DN bất động sản cho rằng, bên cạnh chính sách ưu đãi đối với các dự án nhà ở xã hội, Chính phủ cần nhanh chóng thông qua Nghị quyết triển khai “Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp” với các cơ chế, chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế, tín dụng, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở thương mại có mức giá căn hộ không quá 20 triệu đồng/m2 ở các tỉnh và không quá 22-25 triệu đồng/m2 ở các đô thị loại I, đô thị đặc biệt. Bởi hiện nay, các dự án nhà ở thương mại có mức giá bán căn hộ tương đương mức giá nhà ở xã hội chưa được hưởng các ưu đãi về tài chính, tín dụng do các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật thuế không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất với dự án nhà ở thương mại, bất kể phân khúc cao cấp hay bình dân.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Báo động mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở

Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy của sự mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng "neo" cao.
Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đến đầu tháng 4/2025, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đã gần như hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương; chuẩn bị trình Chính phủ, để tiếp tục trình Quốc hội thông qua.
Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

Hà Nội sẽ xây thêm hầm chui, mở rộng làn đường Hoàng Quốc Việt

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng trị giá 3.000 tỷ đồng.
Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Đất nền miền Bắc trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường bất động sản quý I/2025 vừa khép lại với nhiều tín hiệu đáng chú ý: Chung cư tại hai đô thị lớn nhất cả nước đồng loạt tăng trưởng cả về nhu cầu lẫn nguồn cung, kéo theo đà tăng giá; trong khi phân khúc đất nền lại chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ ở miền Bắc, đối lập với sự ổn định tương đối ở miền Nam.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Dự án căn hộ cao cấp sở hữu vị trí đắt giá tại Đà Nẵng đã tạo ra cuộc đua sở hữu tài sản giữa các nhà đầu tư. Liệu rằng đây là cơ hội đầu tư bền vững hay chỉ là một xu hướng ngắn hạn?
Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Tháng 4/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt siêu đô thị đa chức năng Sun Mega City Nam Hà Nội. Với quy mô 1690ha, đây là siêu đô thị lớn nhất miền Bắc, nơi tái hiện đa sắc màu văn hóa. Sun Mega City không chỉ là biểu tượng thịnh vượng Nam Hà Nội mà còn là cầu nối giữa hiện đại với lịch sử, tôn vinh giá trị dân tộc trong từng hơi thở đương đại.
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng quyết tâm hoàn thành các mục tiêu năm 2025, đặc biệt trong việc xây dựng pháp luật, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data