agribank-vietnam-airlines

Tinh gọn bộ máy để tăng chất lượng và hiệu quả

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Sáng 5/11 tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 4, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã giải trình một số nội dung chất vấn về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành Trung ương; tinh giản biên chế, thuộc nội dung chất vấn lĩnh vực nội vụ.
aa

Đạt kết quả bước đầu quan trọng, song còn vướng mắc, khó khăn

Trước đó trong chất vấn liên quan đến lĩnh vực nội vụ, nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhận được nhiều câu hỏi từ các đại biểu.

Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, đây là một chủ trương lớn, quan trọng trong Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị năm 2018 và Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính.

Sau khi có các Nghị quyết trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo lộ trình và yêu cầu đặt ra. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thành lập đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực này và đã ban hành Nghị quyết số 595 ngày 12/9/2022.

tinh gon bo may de tang chat luong va hieu qua
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh

Báo cáo của Đoàn giám sát đã đánh giá cụ thể về việc thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019-2021. Quá trình giám sát cho thấy nhiệm vụ này đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, giảm được 8 huyện, 561 xã, góp phần tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế và giảm chi ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn vướng mắc được chỉ ra như chế độ chính sách với cán bộ dôi dư còn lúng túng; trụ sở chưa được bố trí, sử dụng hiệu quả; chính sách đặc thù với đơn vị hành chính mới thành lập còn bất cập... Theo Phó Thủ tướng, những bất cập trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Phó Thủ tướng cho biết, tới đây Chính phủ sẽ trình xin ý kiến cấp thẩm quyền về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách đối với các đơn vị hành chính, cán bộ, công chức, viên chức ở nơi sắp xếp, nhất là đối với vấn đề cán bộ dôi dư. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trường hợp cần có chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét.

Kiên quyết sắp xếp, tinh gọn bộ máy các Bộ, ngành

Sắp xếp tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và đã triển khai với quyết tâm cao, tinh thần quyết liệt và bám sát chủ trương, quy định của Đảng và Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và chỉ đạo các Bộ trong giai đoạn vừa qua là tập trung rà soát chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp.

Một vấn đề do một Bộ làm và có sự phối hợp với các Bộ khác để kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm hết sức tinh gọn; kiên quyết sắp xếp lại các tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chí; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian cũng như giảm các đơn vị sự nghiệp công trong các bộ, ngành Trung ương.

Chính phủ cũng đã quán triệt tất cả các Bộ phải tăng cường trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thẩm định, cơ quan có liên quan nhằm tạo được sự đồng thuận khi ban hành các Nghị định về cơ cấu tổ chức bộ máy của các bộ.

Cho đến nay, Chính phủ đã ban hành 15 Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Bộ; 11 Bộ, ngành còn lại sẽ được ban hành trong thời gian tới. Sau khi rà soát lại cơ cấu tổ chức, bộ máy của các Bộ, dự kiến sẽ giảm 17 Tổng cục, 8 Cục và 145 Vụ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan khẩn trương rà soát, tổ chức công việc sau khi kiện toàn; bảo đảm vừa tinh gọn về bộ máy tổ chức vừa quản lý nhà nước một cách thông suốt, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để đề xuất sửa đổi những vấn đề thuộc thẩm quyền trong quản lý nhà nước cũng như quản lý về thanh tra, kiểm tra, có sự thống nhất, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức bộ máy mới sau khi được rà soát.

Về vấn đề tinh giản biên chế, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, đây cũng là chủ trương lớn của Đảng nhằm góp phần đổi mới chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời, tiết kiệm chi ngân sách để tạo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương. Đến năm 2021 đã giảm được 27.530 biên chế công chức, đạt 10,01 %; giảm 236.366 biên chế viên chức, đạt 11,67 %.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng nhìn nhận, việc tinh giản biên chế còn mang tính chất cơ học, cào bằng, chưa thực sự gắn với cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Do đó Chính phủ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, sắp xếp các đơn vị hành chính, hoàn thiện vị trí việc làm; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cải cách hành chính; đổi mới công tác đánh giá bảo đảm thực chất; quan tâm đến việc bố trí công tác giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data