Tin tưởng vào những giải pháp ứng phó của ngành Ngân hàng để phục hồi nền kinh tế sau dịch
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đoàn cấp trên, đại diện lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng đại diện cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế và ngành Ngân hàng Việt Nam; công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trước tác động của dịch Covid-19; các giải pháp về tín dụng và thanh toán của ngành Ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và hỗ trợ sản xuất kinh doanh trước tác động của dịch Covid-19; ngân hàng BIDV và các giải pháp phát triển hậu dịch...
Thảo luận về những tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế trong thời gian qua, đồng chí Lê Quang Trung, đại diện Chi đoàn Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) phân tích: Tại nhiều quốc gia, để thúc đẩy nền kinh tế sau dịch, đa số đều dùng song song chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế.
Đơn cử như tại Thái Lan, về chính sách tài khoá quốc gia này đã triển khai gói 518 tỷ THB (tương đương 3% GDP) cho hoạt động y tế, phát tiền và cho vay đối với 3 triệu người lao động ngoài hệ thống an sinh xã hội, giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng thực hiện chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất từ 1,25% xuống 0,75%, chương trình hỗ trợ vay vốn lưu động để các doanh nghiệp duy trì hoạt động, nới lỏng các điều kiện trả nợ, cơ cấu lại nợ.
Tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu chống dịch, các mục tiêu chính sách đã được đề ra nhằm ổn định thị trường tài chính tiền tệ, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tỷ giá để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu; hỗ trợ tín dụng nhằm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho người lao động, góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
![]() |
Đại biểu lắng nghe tham luận của các đoàn viên tại hội thảo |
Trình bày ý kiến tại hội thảo về công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, đồng chí Lê Anh Tuấn, đại diện Chi đoàn Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết: NHNN đã điều tiết tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng thanh khoản hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm lãi suất và đáp ứng nhu cầu thanh khoản của nền kinh tế; điều chỉnh giảm 2 lần đồng bộ các mức lãi suất để kịp thời hỗ trợ sản xuất kinh doanh và nền kinh tế; điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đầu năm, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế; đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh, phức tạp.
Chia sẻ với Hội thảo, đồng chí Đặng Thị Thanh Hồng, đại diện Chi đoàn Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và đồng chí Đỗ Việt Anh, đại diện Đoàn cơ sở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cho biết trong những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cầu tín dụng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chất lượng nợ ngân hàng có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trước diễn biến đó, để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, NHNN đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp về tín dụng như: yêu cầu các TCTD nắm sát diễn biến dịch, chủ động rà soát dư nợ bị thiệt hại để có biện pháp và kịch bản hỗ trợ khách hàng phù hợp; ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN tạo cơ sở pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng; ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để có nguồn lực hỗ trợ tối đa nhất cho người dân, doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách cho người sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho người lao động với lãi suất 0% thông qua NHCSXH nhằm góp phần đảm bảo an sinh, giảm thiểu thất nghiệp.
Các giải pháp nêu trên đã có tác dụng không nhỏ hỗ trợ nền kinh tế, kích cầu tín dụng, khi từ tháng 4 trở lại đây tăng trưởng tín dụng đã có dấu hiệu tích cực trở lại.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Trung Anh, đại diện Chi đoàn Vụ Thanh toán cũng trình bày tại hội thảo một số giải pháp về thanh toán của ngành Ngân hàng trong và sau dịch Covid-19. Theo đó, NHNN đã có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các hình thức thanh toán không tiếp xúc; đưa ra nhiều hính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán; phối hợp với các bên đề nghị chính sách giảm giá cước viễn thông đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Dưới góc nhìn của ngân hàng thương mại - nơi triển khai, thực hiện các định hướng, chính sách của NHNN, đồng chí Nguyễn Đình Dũng, Trưởng phòng Phân tích Tài chính, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chia sẻ: BIDV đã và đang chịu những tác động sâu rộng từ dịch bệnh theo hướng tiêu cực. Do đó, bám sát những chỉ đạo và định hướng của NHNN, BIDV đã đề ra 2 nhóm giải pháp chính, bao gồm: nhóm giải pháp định hướng giải quyết những khó khăn trong năm 2020; và nhóm giải pháp tập chung vào định hướng trung và dài hạn nhằm thích ứng với bối cảnh “bình thường mới” của nền kinh tế.
Bên cạnh hoạt động thảo luận, tăng cường trao đổi thông tin, đại điện Thường trực Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương và Chi đoàn Vụ Chính sách tiền tệ điều hành tổ chức chương trình giải trí với những câu hỏi liên quan đến các chính sách kinh tế, đời sống xã hội nhằm tăng cường kiến thức cho đoàn viên, thanh niên ngành Ngân hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
