Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu
Phí BHTG – công cụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền 5 cách Gen Z định hình tương lai ngành bảo hiểm Việt |
Nhu cầu lớn từ doanh nghiệp liên kết
Ông Võ Văn Vang, Giám đốc vùng An Giang của CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời cho biết, hiện nay, nhu cầu tín dụng cho việc xây dựng các cánh đồng liên kết rất lớn. Đơn cử đối với ngành lúa gạo, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết khoảng 20-25 triệu đồng/ha để ứng trước vật tư đầu vào cho nông dân, hợp tác xã; và khoảng 15 triệu đồng/ha để thanh toán khi mua lúa hàng hóa. “Nếu tính chung cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi vụ lúa nông dân và các hợp tác xã cần vay khoảng 30-40 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp cần khoảng 60-80 nghìn tỷ để bao vật tư đầu vào và thanh toán khi vào vụ mua lúa”, ông Vang ước tính.
Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai giai đoạn 1 của Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương đã xây dựng được nhiều vùng nguyên liệu lớn ở khắp cả nước với tổng diện tích khoảng 166.800 hecta bao gồm: cây ăn quả, cà phê, lúa gạo, gỗ rừng trồng theo chứng chỉ bền vững. Các vùng nguyên liệu này đang thu hút hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng triệu hộ dân tham gia. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư sẽ rất lớn, cần có sự tiếp sức từ ngân sách Trung ương và địa phương phân bổ cho đề án này theo tính toán khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Hơn 1.400 tỷ đồng còn lại phải nhờ vào vốn đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã khoảng 572,2 tỷ đồng và vốn vay của hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 552,3 tỷ đồng. Do vậy, từ nay đến cuối năm, nhu cầu vốn để hoàn thiện các mô hình chuỗi liên kết vùng nguyên liệu ở các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên sẽ rất cao. “Các doanh nghiệp liên kết sẽ cần hàng trăm tỷ đồng vốn tín dụng để vận hành các chuỗi sản xuất bao tiêu sản phẩm cây ăn trái, lúa gạo, cà phê”, ông Thịnh cho biết.
![]() |
Bảo hiểm sản phẩm tín dụng sẽ góp phần giảm tổn thất cho người sử dụng vốn do yếu tố khách quan |
Ngân hàng và bảo hiểm nông nghiệp vào cuộc
Theo đại diện Agribank khu vực miền Tây Nam bộ, từ tháng 5/2023, ngân hàng này đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đồng hành tài trợ vốn tín dụng đối với các dự án phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Mới đây, ngân hàng cũng đã cam kết tăng cường tài trợ vốn cho Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng/dự án vùng nguyên liệu Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/ha đối với chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng nguyên liệu nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án. Ngoài ra, ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ lãi suất vay vốn bằng tiền cho các doanh nghiệp đủ điều kiện với mức hỗ trợ tối đa tương đương 4%/năm lãi suất vay vốn cho các khoản vay đã trả lãi cho NHTM; thời gian hỗ trợ tối đa 5 năm. Mức vốn hỗ trợ cho mỗi dự án tối đa là 25 tỷ đồng và chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay không bị quá hạn đối với cả gốc và lãi. |
Vì thế, hệ thống các chi nhánh Agribank tại các vựa lúa, vựa trái cây trọng điểm tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… hiện nay đều đầu tư tỷ trọng lớn cho các liên kết vùng nguyên liệu. Tính chung toàn vùng, đến cuối tháng 8 vừa qua, chỉ riêng Agribank đã cho vay khoảng 58.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lúa gạo và khoảng hơn 8.000 tỷ đồng cho lĩnh vực cây ăn trái. Trong số này, chiếm tỷ trọng lớn là các hợp đồng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân có tham gia vào các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu khép kín.
Ở góc độ bảo hiểm nông nghiệp, trên cơ sở tài trợ nguồn tín dụng lớn cho các vùng nguyên liệu nông sản, Agribank và CTCP Bảo hiểm Agribank (ABIC) tiếp tục triển khai rộng rãi các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ tài sản, quyền lợi và giảm thêm rủi ro cho các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu. Theo thống kê của ABIC, tính đến cuối tháng 6/2023 vừa qua, tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp của đơn vị này đã đạt khoảng gần 865,7 triệu đồng, tăng khoảng 500 triệu đồng so với mức 355,3 triệu đồng vào cuối quý I. Hiện nay ABIC đã cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 3 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó, riêng sản phẩm bảo hiểm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có khoảng 52 sản phẩm bảo hiểm được phân phối ở các khu vực nuôi, trồng trọng điểm trên cả nước.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Lê Hồng Phúc, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, trong các mô hình bảo hiểm phi nhân thọ thì ABIC hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Trong đó sản phẩm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, góp phần cho ngân hàng giảm rủi ro khi người vay vốn gặp rủi ro. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào những điều kiện khách quan nên việc có những sản phẩm bảo an tín dụng là cần thiết, việc tham gia bảo hiểm này mang lại lợi ích đôi bên ngân hàng và khách hàng. “Chúng tôi khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm của ABIC để hạn chế những rủi ro, tổn thất ngoài ý muốn”, ông Phúc nói thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
