agribank-vietnam-airlines

Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tỉnh ĐBSCL

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ đạo NHNN chi nhánh Khu vực 15 và các TCTD trên địa bàn các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau tập trung triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ các địa phương hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
aa
Chủ động cung ứng vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL Công bố Quyết định thành lập NHNN Chi nhánh Khu vực 15
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị

Ngày 13/3, tại TP. Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, NHNN chi nhánh Khu vực 15 đã tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa bàn Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tham dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo UBND, HĐND các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.

Vùng trọng điểm cho vay lĩnh vực ưu tiên

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Phước, quyền Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 15 cho biết, có khoảng 100 TCTD đang hoạt động với 682 chi nhánh, cơ sở phòng, điểm giao dịch.

Tính đến hết tháng 2/2025, tổng dư nợ cho vay của hệ thống TCTD trong khu vực đạt khoảng 451.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 36,9% tổng dư nợ tín dụng toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống NHTM, NHCSXH và các Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn đóng vai trò quan trọng giúp các địa phương hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, hệ thống các TCTD tại Khu vực đã tập trung cho vay rất mạnh vào các nhóm lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp - nông thôn; DNNVV, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Tổng dư nợ các lĩnh vực này lần lượt đạt mức 238.000 tỷ đồng; 49.000 tỷ đồng và 14.000 tỷ đồng; tương ứng chiếm từ 25,4 - 36,2% tổng dư nợ cho vay 3 lĩnh vực này tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, đối với chính sách cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp lĩnh vực nông sản, thủy sản (gói tín dụng ưu đãi lãi suất 36.000 tỷ đồng), riêng 4 tỉnh trong Khu vực đến nay đã giải ngân cho vay trên 2.200 khách hàng với dư nợ hơn 12.500 tỷ đồng; chiếm trên 30% dư nợ cho vay chính sách này của cả nước.

Ghi nhận những đóng góp của ngành Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang nói riêng và các tỉnh Khu vực 15 nói chung, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng “dòng chảy” tín dụng ngân hàng thời gian qua đã góp phần phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn.

Ông Nhàn kỳ vọng với việc thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 15, thời gian tới ngành Ngân hàng sẽ gia tăng kết nối liên tỉnh, liên vùng. Từ đó, chỉ đạo các TCTD gia tăng kết nối, đầu tư tín dụng cho các dự án, mô hình phát triển kinh tế có thế mạnh tại các địa phương như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.

Cam kết dồn vốn cho các thế mạnh vùng

Tại hội nghị, các đại biểu đại diện cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau đã trao đổi các vấn đề nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Một số doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, mở rộng thêm hạn mức vay vốn và tăng cường triển khai các sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo để nhóm DNNVV có nhiều cơ hội vay vốn hơn.

Tại hội nghị, đại diện các NHTM như Vietcombank, Agribank, ACB, Sacombank đang hoạt động tại các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp đã giải thích thêm về các gói vay và ưu đãi lãi suất. Hầu hết các ngân hàng đều cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với các tỉnh trong Khu vực 15 nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung trong việc thúc đẩy tăng trưởng cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực các địa phương có thế mạnh và các dự án trọng điểm, liên tỉnh liên vùng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho rằng, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% mà Chính phủ đã đặt ra, năm 2025 NHNN đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% (tức là tăng 2,5 triệu tỷ đồng).

Đối với Khu vực 15, với mức tăng trưởng chung này thì quy mô tín dụng cần tăng thêm là rất lớn. Vì thế, ngay từ đầu năm các TCTD trên địa bàn cần tập trung ngay vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025. Hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, các dự án trọng điểm về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực có thế mạnh của vùng.

Đối với NHNN chi nhánh Khu vực 15, Phó Thống đốc Thường trực yêu cầu chỉ đạo hệ thống các TCTD trên địa bàn phối hợp tốt với các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau để kết nối, tìm ra các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mở rộng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực từng địa phương có thế mạnh, nhất là các lĩnh vực như lúa gạo, nuôi trồng chế biến xuất khẩu thủy sản, đề án 1 triệu hecta lúa gạo chất lượng cao.

Song song với việc gia tăng kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, Phó Thống đốc cũng yêu cầu hệ thống ngân hàng tại Khu vực 15 nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung tiếp tục đầu tư chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số để tiết giảm chi phí, tạo điều kiện giảm thêm lãi suất, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 15

Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tỉnh ĐBSCL

Trong ngày 13/3, tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, NHNN đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 15 (trên cơ sở hợp nhất NHNN chi nhánh các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau).

Tại Lễ công bố, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú thay mặt lãnh đạo NHNN đã trao quyết định của Thống đốc về việc điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 15 cho các ông Võ Hồng Nho, Liêu Trí Tài và Vương Trí Phong.

Trước đó, ông Trần Văn Phước được giao giữ chức vụ Quyền Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 15.

Cũng tại buổi lễ, Vụ Tổ chức cán bộ (NHNN) đã công bố các quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng cho một số cán bộ thuộc NHNN chi nhánh Khu vực 15.

Theo Quyết định số 315/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh Khu vực 15 được thành lập trên cơ sở hợp nhất NHNN chi nhánh các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau, có trụ sở đặt tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

NHNN chi nhánh Khu vực 15 có chức năng tham mưu giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn các địa phương kể trên và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc NHNN Việt Nam.

NHNN chi nhánh Khu vực 15, hiện nay quản lý hơn 100 TCTD trong khu vực đang hoạt động, 682 cơ sở giao dịch từ chi nhánh cấp tỉnh đến phòng giao dịch và điểm giới thiệu dịch vụ.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data