Tín dụng ngoại tệ tăng và hiệu quả chính sách
![]() | Tỷ giá ổn định tăng thêm lợi ích cho tín dụng ngoại tệ |
![]() | Tín dụng ngoại tệ vẫn theo lộ trình giảm dần |
![]() |
Tín dụng ngoại tệ vẫn được cấp cho doanh nghiệp có điều kiện cụ thể |
Tín dụng ngoại tệ tăng khá có tác động như thế nào đến các mục tiêu chính sách tiền tệ khi đặt trong mối liên hệ với định hướng tăng trưởng tín dụng của năm và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, với chiến lược chống đô-la hóa nền kinh tế…?
Đặt vấn đề như vậy vì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần thứ tư hiện nay, nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu duy trì, phục hồi và tăng trưởng là cần thiết. Theo đó, những mục tiêu và vấn đề đặt ra ở trên phản ánh chính sách ngoại hối, tỷ giá, lãi suất và tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam sẽ tiếp tục phù hợp và hiệu quả, gắn liền với 4 yếu tố chính như sau:
Thứ nhất, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định và củng cố vững chắc kinh tế vĩ mô, trong đó lạm phát được kiểm soát và phù hợp với chỉ tiêu định hướng của Quốc hội và Chính phủ. Thị trường ngoại hối ổn định, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân và doanh nghiệp được đáp ứng. Hiện tượng đầu cơ, nắm giữ ngoại tệ giảm hẳn và ít chịu tác động ảnh hưởng của thị trường vàng mỗi khi giá vàng biến động và diễn biến phức tạp như giai đoạn trước đây.
Thứ hai, tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá song không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu nguồn vốn giữa VND và ngoại tệ, cơ cấu tín dụng giữa VND và ngoại tệ, tất cả vẫn đảm bảo an toàn trong khai thác vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP.HCM, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 7,2% trong tổng dư nợ tín dụng và bằng 54,6% so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
Thứ ba, ngoài các điều kiện cấp tín dụng chung theo quy chế cho vay, tín dụng ngoại tệ là tín dụng có điều kiện, các doanh nghiệp được vay ngoại tệ phải đúng đối tượng quy định về cho vay ngoại tệ của NHNN Việt Nam. Cùng với các chính sách về ngoại hối, chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ và hiệu quả quản lý thị trường vàng, tiếp tục tạo nền tảng để chuyển dần quan hệ gửi - vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ trong kế hoạch trung dài hạn của NHNN Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược chống đô-la hóa nền kinh tế.
Tín dụng ngoại tệ tăng trưởng cao hơn mức chung của tín dụng trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn TP.HCM, song mức độ tác động đến quá trình này là rất thấp. Vì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoại tệ thấp khi phân tích theo cơ cấu tín dụng giữa VND và ngoại tệ, chỉ chiếm khoảng 7,2% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn (tỷ trọng này giảm mạnh so với giai đoạn những năm trước đây).
Thứ tư, việc thực hiện chiến lược chống đô-la hóa là giải pháp phải được thực hiện thường xuyên gắn liền với thực hiện hiệu quả chính sách về ngoại hối, chính sách về lãi suất và tín dụng, chính sách quản lý thị trường vàng và công tác kiểm tra giám sát. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra cần có lộ trình và tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và những tác động khó lường bởi yếu tố khách quan, như đại dịch Covid-19 bùng phát và gây ra, để có những vận dụng linh hoạt và phù hợp.
Theo đó, việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp hiện nay qua phương thức cho vay vẫn cần thiết và hợp lý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng vốn linh hoạt. Và hiệu quả cho mục đích sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch là giải pháp cần thiết để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt khó. Bởi những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp đã và đang duy trì hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội, sẽ là động lực để duy trì và tạo đà tăng trưởng kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
