agribank-vietnam-airlines

Tín dụng chính sách: Khơi dậy khát vọng thoát nghèo ở Mù Cang Chải

Hương Giang
Hương Giang  - 
Tuy vẫn nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nước, lại có tới 96% là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng khát vọng thoát nghèo của đồng bào vùng cao Mù Cang Chải đang được đánh thức bằng việc thực hiện hiệu quả những chủ trương, chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải.
aa
Mở rộng nhiều trường hợp được vay vốn tạo việc làm Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô Phát động Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”
Một phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mù Cang Chải
Một phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mù Cang Chải

Nghèo nhưng không nản

Từng là huyện xa nhất, khó khăn nhất bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ thuộc tỉnh Yên Bái, nhưng nhờ nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân nên huyện Mù Cang Chải ngày càng “thay da, đổi thịt”. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều của huyện Mù Cang Chải đạt 12,42%, bằng 114% kế hoạch giao. Chia sẻ về những kết quả đạt được trong công tác xóa đói, giảm nghèo thời gian qua, ông Nông Việt Yên - Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, huyện đã đổi mới cách tiếp cận, đặt hộ nghèo vào chủ thể của chương trình giảm nghèo bền vững; đặc biệt chú trọng việc huy động thêm nguồn lực xã hội hóa, nhất là tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách ưu tiên đầu tư kịp thời, đúng đối tượng, trúng mục tiêu cho công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Là hộ nghèo của huyện, năm 2022, ông Mùa A Dinh, bản Mồ Dề, xã Mồ Dề được NHCSXH huyện Mù Cang Chải thẩm định cho vay 30 triệu đồng mua con giống để phát triển chăn nuôi dê. Đến nay đàn dê của gia đình ông đã phát triển lên gần 30 con, năm ngoái xuất bán được 5 con mang về nguồn thu hơn 15 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình anh Giàng A Lý, 30 tuổi, dân tộc Mông, ở bản Chế Tạo, xã Chế Tạo được duyệt khoản vay 50 triệu đồng vốn dành cho hộ nghèo từ năm 2019. Với nguồn vốn này, anh Lý quyết định xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Nhờ lao động cần cù và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, ngày nay, anh Giàng A Lý có một cơ ngơi với đàn trâu 8 con béo khỏe, 3 ha keo xanh tốt, 8 sào vườn cây ăn quả đặc sản sai trĩu cành, hàng năm thu lãi cả trăm triệu đồng.

Cách đó không xa, cuộc sống gia đình anh Vừ A Páo, bản Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn cũng đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi anh tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi. Cộng với số vốn của gia đình, anh Páo đã đầu tư mua trâu, bò và mua thêm đất trồng lúa. Trong quá trình vươn lên thoát nghèo, anh Páo luôn xác định chỉ có áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất là giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình anh Páo sản xuất được 2 vụ lúa, 2 vụ ngô, cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/năm; mô hình nuôi gà, nuôi lợn đen bản địa, mỗi năm xuất chuồng từ 6 - 7 tạ thu nhập bình quân 150 triệu đồng/năm.

Theo thống kê của NHCSXH huyện Mù Cang Chải, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tính đến 30/6/2024 đạt trên 469 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác mua được 1.250 con trâu; 10 con dê; 700 con lợn và khai hoang ruộng 16,5 ha; giải quyết việc làm có thu nhập ổn định cho 28 lao động; xây dựng và cải tạo 51 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp tục được nâng lên; Nhân dân các dân tộc trên địa bàn được ổn định góp phần tích cực trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

NHCSXH huyện Mù Cang Chải giao dịch tại xã
NHCSXH huyện Mù Cang Chải giao dịch tại xã

Thực hiện “3 bám” để “3 cùng”

Kết quả này đã minh chứng cho nỗ lực của NHCSXH huyện Mù Cang Chải trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp, huy động được nguồn vốn lớn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Đồng thời, cũng khẳng định cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của địa phương đã quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, thông qua công tác chỉ đạo quyết liệt việc chuyển giao các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước về một đầu mối là NHCSXH để sử dụng, quản lý theo quy định; đồng thời cân đối bổ sung ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để tăng thêm nguồn lực cho vay các đối tượng chính sách đặc thù tại địa bàn.

Theo ông Bùi Văn Hóa, Giám đốc NHCSXH huyện Mù Cang Chải, với quyết tâm bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, dốc sức, cán bộ NHCSXH luôn đồng lòng thực thi nhiệm vụ tập trung huy động nguồn lực và chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn về tận làng bản, đến đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

Nhằm tạo điều kiện để các đối tượng chính sách được tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi vươn lên thoát nghèo, ông Hóa cho biết, đơn vị đã phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội huyện, đặc biệt là Phòng Dân tộc huyện tham mưu cho huyện kịp thời triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có nhu cầu vay vốn để họp, bình xét cho vay đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng thụ hưởng, trình UBND cấp xã phê duyệt làm căn cứ để NHCSXH giải ngân đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân.

Không chỉ vậy, các cán bộ NHCSXH huyện cùng các tổ chức hội đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… luôn tận tâm, bền bỉ chuyển tải đồng vốn ưu đãi của Nhà nước về tận bản làng xa xôi hẻo lánh vào việc thực hiện “3 bám” (bám dân, bám bản, bám đối tượng chính sách) để “3 cùng” (cùng làm, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể và cùng hướng dẫn hộ nghèo) đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả của những cán bộ tín dụng chính sách vùng cao.

Thời gian tới, NHCSXH huyện Mù Cang Chải, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phiên giao dịch xã hàng tháng theo lịch cố định với phương châm: “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” để phục vụ hộ dân tộc thiểu số nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận kịp thời vốn vay, phát triển sản xuất, kinh doanh hướng tới giảm nghèo bền vững.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data