agribank-vietnam-airlines

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô

Nguyễn Dũng
Nguyễn Dũng  - 
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã tạo bước ngoặt trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp thay đổi tích cực và toàn diện, hiệu quả về kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
aa
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ Mở rộng nhiều trường hợp được vay vốn tạo việc làm

Nhớ lại thời điểm cách đây 10 năm, ông Nguyễn Đức Chiến, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cô Tô chia sẻ, do địa bàn là huyện đảo, giao thông cách trở nên việc giao thương trao đổi hàng hóa bị hạn chế, kinh tế và đời sống người dân gặp khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào nuôi trồng, đánh bắt hải sản truyền thống, nhưng thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Chính vì vậy khi Chỉ thị số 40-CT/TW được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành và đi vào thực hiện đã giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội huyện đảo Cô Tô vào cuộc mạnh mẽ, đặc biệt là có những thay đổi tích cực rõ rệt trong việc tăng cường nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô
Bà Vũ Thu Hòa - Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại buổi thực hiện công tác kiểm tra Ban Đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cô Tô

Theo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cô Tô, tính đến thời điểm ngày 30/06/2024, tổng nguồn vốn 139.507 triệu đồng, tăng 92.068 triệu đồng so với năm 2014 (trong đó nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 34.645 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 35.859 triệu đồng); Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 139.320 triệu đồng, tăng 91.881 triệu đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,08%, giảm 1,78% so với thời điểm 31/12/2014.

Với nguồn vốn được tăng cường, hoạt động tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương làm chuyển biến phương thức sản xuất của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ và chính quyền huyện Cô Tô đặt ra.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giúp 1.748 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong đó: có 12 lượt hộ nghèo, 02 hộ cận nghèo, 01 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện chuyển biến nhận thức cách làm ăn giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi đáng kể đời sống vật chất, khuyến khích hộ vay vốn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo việc làm cho 1.373 lao động từ chương trình quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ cho 2 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; 05 học sinh sinh viên mua máy tính thiết bị học tập trực tuyến; đầu tư mới, cải tạo 423 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; có 3 hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, 40 hộ gia đình người lao động có thu nhập thấp được vay vốn Nhà ở xã hội để sửa chữa và xây dựng mới nhà ở, 01 hộ gia đình được vay vốn sản xuất, kinh doanh từ chương trình Cho vay người chấp hành xong án phạt tù...

Chỉ thị 40-CT/TW: Tạo bước chuyển mình cho tín dụng ưu đãi ở Cô Tô
Cán bộ NHCSXH huyện Cô Tô giao dịch tại xã Thanh Lân

Bà Nguyễn Thị Gành, một trong những hộ gia đình khó khăn trên địa bàn huyện Cô Tô, đã có những cảm nhận sâu sắc về sự thay đổi sau khi Chỉ thị 40-CT/TW được ban hành. Bà Gành chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi chỉ sống dựa vào nghề đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp với thu nhập bấp bênh. Nhờ Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn được bổ sung, chúng tôi đã được tiếp cận với các khoản vay ưu đãi từ NHCSXH, để đầu tư vào nuôi bò sinh sản. Hiện nay, thu nhập của gia đình đã ổn định và đời sống được cải thiện rõ rệt. Tôi hy vọng rằng các chương trình tín dụng chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ những hộ gia đình khác như chúng tôi”.

Ông Nguyễn Đức Chiến nhấn mạnh, với vai trò là đầu mối cung cấp vốn vay ưu đãi trên địa bàn, Phòng Giao dịch đã tuân thủ chặt chẽ các chỉ tiêu và hướng dẫn từ ngân hàng cấp trên và Ban đại diện HĐQT NHCSXH. Đồng thời đã hợp tác hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để triển khai các chương trình tín dụng chính sách một cách tốt nhất. Sự nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đặc biệt là sự phối hợp của NHCSXH với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đóng vai trò rất quan trọng. "Sự phối hợp này không chỉ giúp chúng tôi phân bổ nguồn vốn hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân", ông Chiến nói thêm.

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại huyện đảo Cô Tô.

Nguyễn Dũng

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data