agribank-vietnam-airlines

Tìm động lực cải cách thuế, hải quan

Khanh Đoàn
Khanh Đoàn  - 
Cảm nhận của DN về thuế, hải quan cho thấy môi trường kinh doanh chưa thực sự cải thiện nhanh như kỳ vọng.
aa
Hài lòng hơn với thuế
Chính sách thẩm thấu vào nền kinh tế
Cải cách hành chính: Những bước chuyển từ NHNN

Được công bố cách nhau chưa đầy 1 tháng, hai cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với thủ tục hành chính (TTHC) thuế và hải quan cho thấy khá nhiều điểm tương đồng trong cảm nhận của DN.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị thực hiện khảo sát lưu ý, thuế và hải quan là 2 mắt xích quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư. Vì vậy, mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với 2 ngành này sẽ phần nào phản ánh môi trường kinh doanh trong nước có đang thực sự cải thiện như kỳ vọng.

Chất lượng cải thiện nhẹ, “lót tay” tăng lên

Đánh giá một cách tổng quan, cảm nhận của DN về các vấn đề như tiếp cận thông tin, thực hiện các TTHC, cũng như thái độ, chuyên môn nghiệp vụ của công chức 2 ngành thuế và hải quan đều có sự cải thiện so với các lần khảo sát trước đó. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện nói chung còn chậm và tỷ lệ DN đánh giá tiêu cực về từng vấn đề vẫn còn khá cao.

Tìm động lực cải cách thuế, hải quan
Ứng dụng CNTT, giảm tiếp xúc giữa cán bộ và DN sẽ tăng cường tính minh bạch

Đơn cử như trong vấn đề tiếp cận thông tin, khảo sát năm 2016 cho thấy tỷ lệ DN gặp vướng mắc với thủ tục thuế là 55% và hải quan là 47%. Hay như trong vấn đề thực hiện TTHC, tỷ lệ DN gặp phiền hà với ngành thuế là 41%, với ngành hải quan là trên 20%. Tương tự như vậy, có 53% DN đánh giá tốt/rất tốt về cán bộ thuế, trong khi tỷ lệ tương ứng với ngành hải quan thấp hơn ở mức khoảng 37%.

Bình luận về vấn đề này, cơ quan khảo sát cho rằng tỷ lệ DN gặp vướng mắc, phiền hà cần giảm xuống thấp hơn nữa; và tỷ lệ DN hài lòng với cán bộ 2 ngành này cần tăng lên cao hơn nữa, mới thực sự thể hiện cảm nhận tích cực của cộng đồng DN về môi trường đầu tư.

Trong khi đó một xu hướng đáng lo ngại xuất hiện, dù sự thuận lợi trong thực hiện TTHC ở 2 ngành thuế và hải quan tăng nhẹ, thì chi phí không chính thức cũng tăng theo. Cụ thể là trong khảo sát ngành thuế, 34% DN thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức trong quá trình thanh kiểm tra thuế, tăng so với khảo sát năm trước đó là 32%. Tương tự như vậy, tỷ lệ DN cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ hải quan đã tăng nhẹ từ mức 28% lên 31%. Điều này phải chăng thể hiện sự thuận lợi của DN trong thực hiện TTHC có tăng lên là nhờ DN đã chấp nhận “lót tay” nhiều hơn?

Định hướng đúng, cách làm chệch hướng?

Với sự cải thiện có phần không rõ nét, nhiều DN cho rằng định hướng cải cách TTHC trong 2 ngành thuế và hải quan thời gian qua là đúng, nhưng cách thức thực hiện đang đi chệch hướng, thậm chí có chiều hướng tiêu cực.

Lấy ví dụ về việc cung cấp thông tin, một DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho biết, mặc dù cơ quan thuế đã công khai các văn bản về thuế trên trang thông tin điện tử, nhưng DN vẫn khó tìm kiếm thông tin cần thiết vì nội dung văn bản thường dài và phạm vi rộng.

“Việc này khiến chúng tôi cảm thấy sự minh bạch thông tin của cơ quan thuế vẫn chưa đến nơi đến chốn, tiếng là đăng tải công khai nhưng thật ra lại chưa minh bạch, rõ ràng”, vị này đánh giá.

Ông Đặng Thế Lưỡng, Tổng thư ký Hiệp hội DN quận Hải An, TP. Hải Phòng bổ sung, khi thực hiện thủ tục hải quan DN gặp quá nhiều văn bản hướng dẫn, có sự chồng chéo giữa các văn bản và DN cũng rất khó khăn để tiếp cận và áp dụng. Đồng thời, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hải quan với các cơ quan quản lý chuyên ngành, DN gặp khó khăn khi chưa có đủ chứng từ để hoàn thiện hồ sơ thông quan.

Nhìn chung, các DN cho rằng mấu chốt của việc cải thiện chất lượng TTHC thuế và hải quan hiện nay vẫn tập trung ở vấn đề con người. Ông Lê Trung Thành, đại diện của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN phản ánh, chất lượng dịch vụ hải quan ở các chi cục không đồng đều, việc áp dụng các quy định không thống nhất, tuỳ thuộc vào cách hiểu và cách áp dụng của công chức hải quan thực thi nhiệm vụ.

Ông Thành dẫn chứng trường hợp một DN thuộc tổ chức này nhập khẩu ngô từ Nga qua cảng Cái Lân, Quảng Ninh được thông quan nhanh chóng và áp thuế nhập khẩu 0% theo quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu. Nhưng khi qua cảng ở Vũng Tàu thì lô hàng tương tự bị chặn lại và cán bộ hải quan ở đây đòi áp thuế 10%.

Trước những bất cập do sự phối hợp chưa đồng đều giữa cán bộ thuế, hải quan với nhiều ngành khác, các DN cho rằng cần thiết kế lại động lực tạo sức ép để cả ngành thuế, hải quan và các ngành khác nâng cao hiệu quả công việc một cách tự nguyện. Như vậy mới khiến cải cách của 2 ngành này diễn ra tự nhiên chứ không miễn cưỡng như hiện nay.

Một chuyên gia trong lĩnh vực thuế, hải quan phân tích, 2 ngành này được giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi thương mại… Rõ ràng, các chỉ tiêu như thu thuế, đóng góp bao nhiêu cho ngân sách là tương đối dễ nhìn thấy và hiện nay cán bộ 2 ngành chủ yếu bám vào đó để hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, chỉ tiêu thuận lợi hoá thương mại lại chưa được cụ thể hoá ra là sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ đồng cho DN, từ đó tăng thu cho ngân sách qua thu thuế từ DN… Vì vậy chỉ tiêu này vẫn chưa phải động lực thực sự của ngành thuế, hải quan. Từ đó, trên thực tế mới diễn ra hiện tượng để tăng thu, các cơ quan này tìm cách kiểm soát chặt chẽ quá mức cần thiết, làm ảnh hưởng tới thuận lợi hoá thương mại. Và như vậy, các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư lại chạy theo đường vòng và tiến triển rất chậm chạp.

Cộng đồng DN đã “đặt hàng” nhiều vấn đề để 2 ngành thuế và hải quan cải thiện chính mình. Các đề xuất tập trung vào việc tiếp tục đơn giản hoá TTHC, với hơn 80% DN coi đây là yêu cầu hàng đầu. Bên cạnh đó, vấn đề cung cấp thông tin cho DN vẫn còn nhiều đất để cải thiện, với 70% DN cho rằng cơ quan thuế cần mở rộng các hình thức thông tin trong thực hiện TTHC thuế, trong khi 59% DN cho rằng cơ quan hải quan cần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin. Tương tự như vậy, có trên 50% DN đề xuất 2 ngành thuế và hải quan cần tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ với DN, nhằm tăng cường minh bạch và giảm chi phí không chính thức.
Khanh Đoàn

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data