Tiếp tục khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
Ngân hàng tận lực hỗ trợ doanh nghiệp Đề xuất bổ sung nguồn vốn, mở rộng đối tượng vay giải quyết việc làm Đề xuất tăng chi phí hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển lên 75% |
Nỗ lực hỗ trợ nạn nhân bom mìn
Ước tính hiện nay số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh ở nước ta vẫn còn khoảng 800 nghìn tấn, tính đến năm 2023, số diện tích còn ô nhiễm rất lớn, khoảng 5.590.094 ha, tương đương với gần 17,7% diện tích của cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Trong suốt gần 50 năm qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn, đặc biệt là việc ban hành các chính sách hỗ trợ tạo sinh kế cho nạn nhân bom mìn. Đơn cử như ngày 21/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 504/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025” (Chương trình 504). Đây là nỗ lực nhằm huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
![]() |
Bom mìn còn lại thời chiến vẫn còn để lại nhiều thương đau |
Gần nhất, ngày 22/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 748/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2023-2025.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, Bộ đã hỗ trợ triển khai các mô hình chăm sóc, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh cho nạn nhân bom mìn, người khuyết tật trên địa bàn 10 tỉnh/thành phố: Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định, Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản để hỗ trợ những nạn nhân chịu ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh. Đơn cử như Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030…
Khắc phục hậu quả thông qua hợp tác quốc tế
Bộ LĐTB&XH cho biết, trong năm 2024, kế hoạch thực hiện khắc phục hậu quả bom mìn tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, thu thập dữ liệu chuẩn bị báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025 đề xuất Chương trình giai đoạn 2025 - 2045 định hướng đến 2050.
Hai là, triển khai kế hoạch xây dựng Pháp lệnh khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (hoàn chỉnh trình Chính phủ xem xét thông qua Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Pháp lệnh 12/2024 và trình Quốc hội thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Pháp lệnh 4/2025). Triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn; Hoàn chỉnh Bộ Tiêu chuẩn quốc gia khắc phục bom mìn sau chiến tranh trình Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và ban hành (trước 12/2024).
Ba là, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng; đẩy mạnh vận động tài trợ quốc tế, củng cố và thực hiện hợp tác có hiệu quả, thiết thực; thúc đẩy các bên triển khai bản ghi nhớ đã ký kết trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn (các đối tác Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Nga... và các tổ chức quốc tế KOICA, UNDP, JICA, GICHD, NPA, PT, ODC, MAG, HALO TRUST, NPA, CRS...).
![]() |
Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ, khắc phục hậu quả do bom đạn chiến tranh |
Bốn là, triển khai loạt dự án “Hành động bom mìn vì làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” giai đoạn 2022 - 2026 (dự án này sẽ triển khai đồng bộ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn như: khảo sát rà phá, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, hỗ trợ nạn nhân…trên địa bàn 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định); dự án hỗ trợ trang thiết bị rà phá bom mìn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ…
Cuối cùng, thu thập, nhập dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vào hệ thống quản lý thông tin quốc gia; duy trì, thực hiện Quy chế quản lý thông tin bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. Báo cáo dữ liệu quốc gia, cung cấp dữ liệu thông tin bom mìn theo quy định. Xây dựng đội quản lý chất lượng và triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng các dự án điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn theo thẩm quyền.
Ngày 4/4 hằng năm được chọn là Ngày quốc tế nhận thức và hỗ trợ hành động bom mìn, với nhiều sự kiện, hoạt động được tổ chức khắp nơi trên thế giới như một lời cam kết của Liên hợp quốc trong các nỗ lực vì một thế giới không bom mìn và tàn dư của chất nổ sau chiến tranh. Tại Việt Nam, Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia (VNMAC) trong năm 2023 vừa qua đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về hiểm họa bom mìn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. |
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
