agribank-vietnam-airlines

Tiếp sức doanh nghiệp phục hồi

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
NHNN vừa ban hành Thông tư số 06/2024/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN theo hướng kéo dài thời gian thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng đến hết ngày 31/12/2024.
aa
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sản xuất Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Theo NHNN, việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 đến hết 31/12/2024 sẽ tiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, giúp khách hàng giảm áp lực trả nợ, tạo điều kiện quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới, có thêm nguồn lực đầu tư, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng, phù hợp với chủ trương của Quốc hội và Chính phủ là tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế.

TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá, việc tiếp tục gia hạn thời gian cơ cấu nợ là hoàn toàn đúng đắn. Tuy đơn hàng của doanh nghiệp đã cải thiện hơn, nhưng chưa đồng đều ở các ngành nghề. Nhiều doanh nghiệp sức khỏe còn yếu cần hỗ trợ về vốn. Song nếu chỉ giảm lãi suất là chưa đủ mà phải tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và giãn, hoãn nợ là giải pháp phù hợp cải thiện vấn đề này.

Việc gia hạn Thông tư 02 sẽ giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
Việc gia hạn Thông tư 02 sẽ giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, kéo dài thời gian cơ cấu nợ là cần thiết trong giai đoạn này. Hiện tại, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, nếu không gia hạn Thông tư 02 có thể tạo ra làn sóng phá sản, tạo áp lực nợ xấu tăng, ảnh hưởng đến cả ngân hàng và doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn này, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng đang rất khó khăn vướng mắc pháp lý, nhất là thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi yếu, trong khi tài sản đảm bảo chủ yếu là BĐS.

Ở góc nhìn người trong cuộc, ông Nguyễn Đình Tùng - Thành viên HĐQT OCB nhận định, quyết định trên của NHNN giúp giãn áp lực trả nợ cho khách hàng để họ có điều kiện phục hồi tốt hơn. Ngân hàng cũng sẽ được hưởng lợi từ quyết định này khi khách hàng hồi phục tốt, tăng khả năng trả nợ, giảm áp lực nợ xấu phát sinh tại ngân hàng. Trong thời gian qua, áp lực nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng, đến từ khó khăn trả nợ của khách hàng. Dù ngân hàng đã nỗ lực xử lý, nhưng do thanh khoản của thị trường BĐS yếu nên việc thanh lý tài sản đảm bảo giai đoạn này rất khó khăn. Do đó, việc kéo dài thời hạn cơ cấu nợ cũng tạo điều kiện để ngân hàng giảm áp lực nợ xấu, áp lực trích lập dự phòng rủi ro, từ đó có thêm nguồn lực để hỗ trợ cho khách hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng thẳng thắn cho rằng, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ ngân hàng, nhưng cũng không nên lạm dụng quá. Bởi chính sách cơ cấu nợ là đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Đây cũng là lý do NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa (thay vì dài hơn), hết năm 2024 đánh giá tiếp. Nếu doanh nghiệp vẫn khó khăn thì có cơ chế khác hỗ trợ. Trước mắt, Phó Thống đốc yêu cầu các TCTD nghiêm túc triển khai Thông tư 06 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã được ban hành. NHNN tiếp tục theo dõi sát tình hình triển khai chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh cho rằng, quyết định kéo dài Thông tư 02 sẽ giải quyết được cơ bản các khó khăn của doanh nghiệp đã và đang có nhu cầu cơ cấu trong giai đoạn tới. Lãnh đạo MB hy vọng, đến hết năm 2024, kinh tế trong nước và thế giới có chuyển biến tích cực, đi vào ổn định cùng với giải pháp của ngân hàng khả năng phục hồi của doanh nghiệp sẽ tốt hơn.

Kéo dài cơ cấu lại nợ nhưng có chọn lọc

Thực tế, việc kéo dài hiệu lực Thông tư 02 là nguyện vọng của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, cầu tín dụng yếu, việc đưa ra giải pháp mang tính đặc thù như kéo dài thời gian cơ cấu nợ là cần thiết để giãn áp lực tài chính cho khách hàng, giúp họ có thêm thời gian phục hồi kinh doanh, cải thiện năng lực trả nợ trong tương lai. Tuy nhiên những chính sách như Thông tư 02 mang tính chất đặc thù, thời điểm, không nên duy trì quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thông lệ, quy chuẩn của ngân hàng. Cụ thể ở đây là tiềm ẩn rủi ro hệ thống khi nợ xấu không được phản ánh một cách chính xác do nợ xấu được tạm thời “ẩn đi”, nên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thấp hơn thực tế.

Rất đồng tình với quyết định kéo dài thời gian cơ cấu nợ, nhưng PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân đề nghị, các ngân hàng cần đánh giá thật kỹ phân loại đối tượng được áp dụng theo hướng doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi thì tìm mọi giải pháp tháo gỡ. Còn với các doanh nghiệp yếu kém rơi vào trạng thái "chết lâm sàng" thì mạnh dạn xử lý, không cơ cấu nợ mà chuyển về nợ xấu. Nếu cố gắng cơ cấu những doanh nghiệp như vậy, đến khi Thông tư hết hiệu lực, doanh nghiệp không phục hồi, rủi ro nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống. “Thông tư 02 giống như việc “làm mát” một động cơ đang quá nóng bằng cách tắt đồng hồ đo nhiệt độ của nó. Điều này giúp cho chúng ta có cảm giác là động cơ không còn nóng nữa, vì không biết nhiệt độ của nó là bao nhiêu, nhưng thực tế thì nó vẫn nóng và ngày càng nóng hơn”, PGS. TS. Huân lưu ý thêm cần phải minh bạch, rõ ràng đối với việc cơ cấu nợ của các ngân hàng.

Thừa nhận việc giãn, hoãn thời gian trả nợ cho khách hàng sẽ giảm áp lực lên bảng cân đối của ngân hàng, tuy nhiên ông Phạm Như Ánh cho biết, khi thực hiện cơ cấu nợ ngân hàng vẫn trích dự phòng như bình thường, chỉ khác là nhóm nợ của khách hàng vẫn được giữ để đảm bảo được quan hệ tín dụng đối với các ngân hàng. Dẫu vậy, theo ông Ánh, NHNN gia hạn tới ngày 31/12/2024 là phù hợp. Sau thời gian này phải thể hiện đúng bản chất khoản nợ để có những điều hành phù hợp hơn, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn. Sự cẩn trọng đó là cần thiết, sức khỏe hệ thống ngân hàng chưa đồng đều. Nên không phải ngân hàng nào cũng có tài chính “dư dả” để trích đầy đủ ngay các khoản nợ cơ cấu. Các ngân hàng phải đánh giá đúng doanh nghiệp có khả năng hồi phục, có khả năng trả nợ, đồng thời kiểm tra, giám sát cẩn thận doanh nghiệp trong quá trình được cơ cấu…

“Việc giám sát chặt chẽ như vậy cũng sẽ giúp các ngân hàng nhận diện được khả năng phục hồi của doanh nghiệp đến đâu, từ đó ngân hàng có giải pháp xử lý, kiểm soát nợ xấu không để tăng mạnh”, một chuyên gia chia sẻ quan điểm và cho biết thêm, việc gia hạn Thông tư 02 là giải pháp tích cực cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Do đó bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực tái cấu trúc, sử dụng vốn hiệu quả để thực hiện mục tiêu trả nợ và lãi vay.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Thường trực NHNN cũng thẳng thắn cho rằng, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ ngân hàng, nhưng cũng không nên lạm dụng quá. Bởi chính sách cơ cấu nợ là đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Đây cũng là lý do NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa (thay vì dài hơn), hết năm 2024 đánh giá tiếp. Nếu doanh nghiệp vẫn khó khăn thì có cơ chế khác hỗ trợ. Trước mắt, Phó Thống đốc yêu cầu các TCTD nghiêm túc triển khai Thông tư 06 nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn đã được ban hành. NHNN tiếp tục theo dõi sát tình hình triển khai chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Dịch vụ tài chính hướng đến sự tiếp cận bình đẳng, an toàn cho người dân

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi Dự thảo Luật Quản lý thuế gỡ vướng mắc cho ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản số 138/HHNH-PLNV tham gia ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quy định về quản lý thuế.
Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bố trí nguồn lực, quan tâm thỏa đáng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là tinh thần xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Quy định về đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 06/2025/QĐ-TTg quy định về việc đặt hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với cơ sở in, đúc tiền để in tiền giấy, sản xuất tiền kim loại.
Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Sắp diễn ra Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”

Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng sẽ tổ chức Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”. Hội thảo có sự tham dự của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú; Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân; cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành, tổ chức tín dụng và các cơ quan thông tấn - báo chí.
Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2025.
VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank chào bán trái phiếu ra công chúng (Đợt 2)

VietinBank thông báo chào bán trái phiếu ra công chúng Đợt 2 (Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng số 233/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 16/12/2024)
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data