Tiên phong trên “mặt trận” tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19
Đây là chủ đề được các đại biểu thảo luận tại tọa đàm trực tuyến “Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch COVID-19” do Tạp chí Người Làm Báo (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 18/9.
![]() |
Báo chí tiên phong trên “mặt trận” tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 |
Phát huy vai trò xung kích
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Tọa đàm được tổ chức nhằm kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ những người làm báo ngày đêm dấn thân vào tuyến đầu chống dịch để có những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về trận chiến chống dịch COVID-19.
Đây là cơ hội để các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp thảo luận, phân tích làm rõ vai trò quan trọng và hiệu quả to lớn của báo chí, truyền thông trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; các biện pháp tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa báo chí và doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đề xuất một số kiến nghị để báo chí vượt qua khó khăn, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục phát triển kinh tế -xã hội.
"Đó là thắng lợi của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân toàn dân trên mọi lĩnh vực, trong đó có đóng góp rất quan trọng của lực lượng báo chí, truyền thông cả nước", Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Thông qua các tác phẩm báo chí, nhân dân cả nước cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của đội ngũ y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, giành giật mạng sống cho từng người dân. Qua đó thấy được tinh thần dấn thân, cống hiến của đội ngũ nhà báo đã đồng hành, sát cánh bên những y bác sỹ, bên những người bệnh để có những thước phim, tư liệu chân thực nhất về cuộc chiến sinh tử chống COVID -19.
Trong khó khăn, đội ngũ phóng viên, biên tập tại các cơ quan báo chí đã có những cách làm hay, truyền tải thông tin chính thống, nhanh nhất tới bạn đọc.
![]() |
Các đại biểu tham gia tọa đàm |
Khắc phục mọi khó khăn
Chia sẻ tại tòa đạm, nhà báo Mai Vũ Tuấn, Giám đốc Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Quảng Ninh cho biết, với đặc thù từ vị trí địa lý, tỉnh đã chịu tác động không nhỏ từ dịch nhưng nhờ đó vai trò của của báo chí chính thống đã được khẳng định.
Là một cơ quan linh hoạt trong công tác tuyên truyền, báo đã tạm dừng sản xuất báo in trong 15 ngày để tập trung tuyên truyền trên báo báo điện tử và báo truyền hình. Sử dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, các cuộc họp, chương trình phỏng vấn. Sử dụng và hướng dẫn đội ngũ cộng tác viên là các y bác sĩ tại cơ sở. Bên cạnh đó, cơ quan cũng xây dựng phương án tác nghiệp độc lập, tránh lây nhiễm chéo…
Trong thời gian này, hình ảnh những nữ phóng viên, biên tập viên không ngại khó khăn lao vào tâm dịch cũng được công đồng ghi nhận và đánh giá cao. Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình tác nghiệp các nữ phóng viên, biên tập viên của báo cũng lăn xả không thua kém gì các đồng nghiệp nam, tình nguyện vào những nơi khó khăn, đến những điểm nóng của dịch bệnh. Đã có bạn nhiễm bệnh chỉ sống một mình. Vì dịch bệnh, toàn soạn chỉ có thể nhắn tin, gọi điện động viên, liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ cho phóng viên. Rất may mắn, báo có nhiều ca F0 nhưng đến thời điểm này đã khỏi bệnh, bảo toàn được lực lượng.
Trong hoạt động tổ chức đội ngũ phóng viên tác nghiệp tại tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết, ngay khi dịch bùng phát, tòa soạn đã thành lập tổ tác chiến với tiêu chí lựa chọn là những phóng viên trẻ nhiệt huyết, đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, không có bệnh lý nền. Báo đã liên tục cập nhật bản đồ số, các phóng viên được cử theo dõi thông tin trên từng địa bàn thay vì theo mảng như trước đây, trong quá trình tác nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ 5K. Tòa soạn cũng thực hiện sản xuất báo in trên không gian số, hiệu quả không khác gì mô hình truyền thống.
Ngoài ra, Báo Người Lao Động đã tổ chức được các tuyến bài "Những vùng đất hồi sinh sau bão lũ" động viên những cá nhân người dân miền Trung có hành động ủng hộ người dân miền Nam. Đồng thời, thiết lập chuyên mục truy vết mạng xã hội để phát hiện nhiều thông tin xấu, độc từ các trang trên mạng xã hội; tổ chức cuộc thi như "Thầy thuốc trong tôi" để tôn vinh lực lượng tuyến đầu…; Đẩy mạnh các chương trình xã hội sau mặt báo như quyên góp lương thực, thực phẩm, qua đó cùng xã hội chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tại tọa đàm, ông Phạm Quang Trường, Chủ tịch HĐQT Vinapharma Group đã chia sẻ về những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19. Nhờ có báo chí, những thông tin chính thống, doanh nghiệp đã xây dựng được kế hoạch duy trì hoạt động hoạt động sản xuất, kinh doanh kịp thời. Cũng qua báo chí, cộng đồng doanh nghiệp truyền tải được những khó khăn, vướng mắc đến các cơ quan chức năng. Vì vậy, ông Trường mong rằng báo chí tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp để nói lên tiếng nói của các doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19.
Dưới góc nhìn kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, báo chí đang phát huy tốt vai trò định hướng dư luận của mình. Những thông tin được cập nhật, trung thực sẽ giúp 800 ngàn doanh nghiệp nước ta có biện pháp để vừa phòng chống dịch, vừa tham gia sản xuất. Nhưng thực tế đang có sự tương phản giữa sự cống hiến hết mình và thu nhập của nhà báo. Nguồn tài chính của các cơ quan báo chí bị ảnh hưởng, thu nhập của phóng viên, nhất là những người hành nghề tự do sống bằng nhuận bút đều sụt giảm, trong khi đó, chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng khiến nhiều nhà báo gặp gánh nặng tài chính.
Đưa ra kiến nghị tại tọa đàm, nhà báo Mai Vũ Tuấn cho rằng, cần có chính sách dành cho cơ quan báo chí và phóng viên khi tác nghiệp tại tuyến đầu; các cơ quan chủ quản đặt hàng cơ quan báo chí, các cơ quan báo chí cũng cần phối hợp cùng nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
Cũng tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) đã nêu bật những đóng góp của Báo chí đối với ngành Y tế. Ông đề nghị các cơ quan báo chí mạnh dạn đề xuất những phóng viên, nhà báo có đóng góp trong đại dịch COVID-19 để lãnh đạo Bộ Y tế có khen thưởng, tuyên dương kịp thời, cổ vũ các lực lượng phòng, chống dịch đạt nhiều thành tựu hơn nữa.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
