Tiềm năng phát triển ngân hàng ảo
Nói về ngân hàng ảo, VPBank là một trong những ngân hàng đi tiên phong. Năm 2015 ngân hàng này đã ra mắt ngân hàng đầu tiên không có chi nhánh tên là “Timo”. Giữa năm 2021, nhà băng này chính thức ra mắt nền tảng ngân hàng số toàn năng VPBank NEO, được nâng cấp từ ứng dụng ngân hàng điện tử VPBank Online trước đây. Đây là ngân hàng số không có chi nhánh, không có phòng giao dịch và là một trong những nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến ngay trên điện thoại thông minh bằng công nghệ định danh điện tử e-KYC tiên tiến nhất.
Ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) khẳng định, Neobank đang mang lại thay đổi và thách thức lớn, giúp định hình lại cách thức các ngân hàng và công ty tài chính cung cấp dịch vụ ra thị trường. Sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng trở nên phong phú với sự ra đời của các Neobank trực thuộc chính các ngân hàng lớn để tiếp cận tập khách hàng truyền thống như Cake, Yolo, Tnex… sự đầu tư vào Fintech từ các tập đoàn lớn như Sovico, Vingroup, FPT…
![]() |
Ảnh minh họa |
Còn theo ông Nguyễn Hữu Quang - Tổng giám đốc Cake by VPBank, dịch vụ của các ngân hàng số có thế mạnh là nhanh, tiện lợi. Theo đó, khách hàng không cần phải xếp hàng chờ đợi ở các quầy giao dịch, hay thực hiện các hồ sơ phức tạp như hình thức giao dịch truyền thống. Nhờ ứng dụng công nghệ, mô hình ngân hàng số giảm thiểu tối đa chi phí vận hành vì không có chi nhánh, phòng giao dịch. Cùng với đó, công nghệ AI, Big Data giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ, phê duyệt, cũng như thực hiện các lệnh giao dịch nhanh chóng.
Báo cáo mới đây của Savis dự tính, trong 5 năm tới, bối cảnh ngân hàng trên toàn cầu sẽ chứng kiến sự ra đời của hàng loạt Neobank và rất nhiều dịch vụ tài chính mới. Những yếu tố mà Savis cho rằng sẽ là động lực để Neobank trở thành xu hướng chính đó là: việc tăng áp lực lên quản lý chi phí sẽ thúc đẩy các ngân hàng truyền thống hợp tác với các Neobank. Hiện không ít ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động kiểm soát chi phí, việc quản lý hợp lý sẽ giúp các ngân hàng có lãi. Do đó, cứ 10 ngân hàng thì có một ngân hàng sẽ xem xét việc hợp nhất hoặc thành lập liên minh chiến lược với các Neobank. Tiếp theo là đa dạng tính năng và tăng số lượng người dùng. Những người tiêu dùng hiểu biết và yêu thích tính tiện dụng của công nghệ sẽ trở thành khách hàng của Neobank. Theo ước tính của Savis sẽ có hơn 98 triệu người sử dụng Neobank vào năm 2024...
Chuyên gia nhấn mạnh, Neobank sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Trong tương lai không xa, sự kết hợp giữa ngân hàng truyền thống và Fintech để phát triển các mô hình ngân hàng số mới như Neobank là xu hướng tất yếu.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngành Ngân hàng Việt Nam đã và đang tích cực chuyển đổi mô hình sang ngân hàng số. Nhưng để triển khai được mô hình ngân hàng số hiệu quả hơn, đòi hỏi phải có sự phối hợp cùng các công ty Fintech trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng có thể tận dụng các công nghệ hỗ trợ của Fintech nhằm ứng dụng các công nghệ mới vào các dịch vụ tài chính; sự hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng có thể thúc đẩy quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng…
Tiến đến Neobank là con đường tất yếu trong quá trình nâng cao trải nghiệm người dùng, nhưng một chuyên gia nhấn mạnh, các ngân hàng phải có một lộ trình thích hợp với những chuẩn bị chu đáo về công nghệ, con người, nguồn lực cũng như cân nhắc đối tác phát triển. Việc bắt tay với bên thứ ba để cung cấp dịch vụ là cần thiết vì không phải ngân hàng nào cũng có thể tự phát triển các công nghệ mới. Sự hợp tác này cần đảm bản an toàn, bảo mật, tương thích với hệ thống công nghệ hiện có của ngân hàng và bản thân các nhà băng cũng cần tích cực tăng cường nâng cấp hệ thống công nghệ lõi của mình. Cũng theo vị chuyên gia này, với cơ chế hiện nay tại Việt Nam, ngân hàng số sẽ phải hợp tác với một ngân hàng đã được cấp phép hoạt động hoặc hoạt động như một bộ phận bên trong ngân hàng. Do đó, việc có hành lang pháp lý để cấp giấy phép cho các ngân hàng thuần số là một đòi hỏi cấp thiết để các công ty Fintech và ngân hàng số có thể phục vụ các phân khúc khách hàng mà ngân hàng truyền thống chưa vươn tới.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
