Thường vụ Quốc hội biểu quyết tăng thuế môi trường đối với xăng dầu
![]() | Đề xuất tăng thuế môi trường: Chưa hợp lý cả về thời điểm và mức độ |
Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên 4.000 đồng, tăng 1.000 đồng/lít so với hiện nay. Dầu hoả sẽ chịu thuế môi trường 1.000 đồng/lít từ đầu năm 2019, tăng 700 đồng so với hiện nay.
So với đề xuất Chính phủ đưa ra hồi tháng 5, thuế môi trường với mặt hàng dầu hoả đã giảm một nửa, sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
![]() |
Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết tăng thuế môi trường với xăng từ đầu năm 2019 (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Ngoài ra, thuế môi trường với dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu mazut cũng tăng lên 2.000 đồng/lít, từ mức 900 đồng hiện hành.
Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, nhằm giảm tác động tăng giá các mặt hàng này tới chỉ số giá tiêu dùng năm nay, đảm bảo mục tiêu kiềm giữ lạm phát dưới 4% năm 2018 của Chính phủ.
Trước đó, góp ý kiến Dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc tăng thuế với các mặt hàng đầu vào thiết yếu như xăng, dầu sẽ tác động tới giá cả đồng loạt trên thị trường. Ông Giàu đề nghị, với những mặt hàng có tác động tới thị trường, Chính phủ nên có đánh giá tác động đầy đủ cả hiệu ứng xã hội sẽ bao quát, đầy đủ hơn.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nếu điều chỉnh loại thuế này mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15.700 tỷ đồng, có nguồn để đầu tư, xử lý vấn đề môi trường. Ông đề nghị dự toán ngân sách năm 2019, khoản thu từ thuế môi trường sẽ được dùng chi cho bảo vệ môi trường.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đưa tiền thuế môi trường vào ngân sách và chi lại cho hoạt động bảo vệ môi trường, người dân "mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác".
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải thông tin Chính phủ đã tiếp thu và có báo cáo đánh giá bổ sung đầy đủ đối với tác động của việc tăng thuế môi trường với xăng, dầu tới lạm phát.
Theo ông Hải, việc Chính phủ đề nghị chuyển thời điểm hiệu lực của Nghị quyết từ 1/1/2019 sẽ không tác động làm tăng CPI năm 2018, đảm bảo dư địa cho Chính phủ điều chỉnh lạm phát năm 2019, từ đó hạn chế tối thiểu tác động tới đời sống người dân, hoạt động nền kinh tế.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng cho biết, việc điều chỉnh tăng thuế môi trường với xăng, dầu chỉ khiến giá cước vận tải tăng khoảng 0,83% trong 3 tháng sau khi tăng giá các mặt hàng; các mặt hàng điện, sản xuất kính, gốm... cơ bản không bị tác động./.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
