agribank-vietnam-airlines

“Thượng đế”... né chợ truyền thống

Bài và ảnh Nghi Lộc
Bài và ảnh Nghi Lộc  - 
Nguyên nhân chính khiến các chợ truyền thống ở Đà Nẵng ế khách do đang bị các “chợ cóc” bao vây. Nhiều người dân chọn phương án mua sắm ở ngoài đường, thay vì chờ đến phiên mới vào chợ, mà có vào cũng phải bảm đảm những thủ tục kèm theo.
aa

Đìu hiu chợ truyền thống

Đến thời điểm này, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được phép kinh doanh trở lại sau 2 tháng đóng cửa, để phòng chống đại dịch Covid-19. Tuy đã mở cửa hoạt động trở lại, song không khí mua bán tại các chợ vẫn khá trầm lắng, tiểu thương gặp không ít khó khăn, khi các “thượng đế” vẫn... né chợ truyền thống.

Kể từ thời điểm mở cửa trở lại đến nay, trên địa bàn thành phố việc mua bán tại nhiều chợ truyền thống đều đang rơi vào tình trạng kinh doanh ế ẩm. Trong đó, hàng loạt tiểu thương tại chợ Đống Đa, nằm trên địa bàn phường Thuận Phước, quận Hải Châu, đang ngán ngẩm khi mở cửa ra là lại phải ngồi chờ khách. Theo một tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt heo tại chợ Đống Đa, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà đã phải nghỉ bán gần cả 2 tháng nay. Bởi vậy, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Khi thành phố cho buôn bán trở lại, chưa kịp mừng thì nỗi lo ập tới khi ngồi cả ngày không có khách hỏi mua. Trước dịch, ngày thường bà bán được gần 2 con heo. Nhưng, hiện tại chỉ lấy nửa con cũng không bán hết. Đi chợ thời gian quy định để phòng dịch, nên nhiều bạn hàng không được vào chợ lấy thịt, dù giá cả có phần giảm hơn so với thời gian trước đây.

thuong de ne cho truyen thong
Một điểm mua bán của người dân trên đường Hà Kỳ Ngộ quận Sơn Trà

Tương tự, tại chợ Phước Mỹ, nằm trên địa bàn quận Sơn Trà, trong chợ được phân luồng lối đi, kẻ vạch giãn cách, các bàn tiểu thương được lắp tấm chắn giọt bắn tạo khoảng cách giữa người bán và người mua… Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, tại các gian hàng chỉ lác đác vài khách mua. Theo bà Nguyễn Thị Liên, một tiểu thương kinh doanh tại chợ Phước Mỹ cho biết, có thời điểm vào chợ phải thực hiện các quy định về phòng chống dịch nên nhiều người tiêu dùng ngại. Chợ chỉ mở một cổng duy nhất và rào tất cả các lối đi còn lại khiến việc vào chợ với tiểu thương còn khó, chưa kể người dân. Không ít người chọn phương án mua hàng ở ngoài cho tiện. Đến nay, việc ra vào chợ đã thuận tiện hơn rất nhiều, không gian thông thoáng. Song, lượng khách đến chợ vẫn chưa nhiều như thời điểm trước đại dịch Covid-19, tình hình buôn bán của bà con tiểu thương vẫn gặp khó khăn...

Cũng như tại các chợ truyền thống, chính quyền thành phố cũng đã cho các chủ cơ sở kinh doanh ăn uống được bán mang về. Đến thời điểm an toàn với dịch bệnh mới cho chủ các nhà hàng, quán ăn mở bán tại chỗ với điều kiện đảm bảo quy định phòng chống dịch. Tuy vậy, đến nay nhiều nhà hàng, quán xá ở Đà Nẵng “cửa đóng then cài”. Hệ lụy, rất nhiều nhà hàng, quán nhậu ở Đà Nẵng đang đối mặt nguy cơ phá sản. Ông Nguyễn Tấn Phước, chủ một quán nhậu trên đường Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà than thở, việc dừng kinh doanh quá lâu khiến cơ sở vật chất của các chủ kinh doanh bị hư hỏng, xuống cấp. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến chúng tôi có nguy cơ phá sản. Đồ đạc của nhà hàng chất đống, hư hỏng nghiêm trọng.

Nguyên nhân do... “chợ cóc”

Nguyên nhân chính khiến các chợ truyền thống ở Đà Nẵng ế khách do đang bị các “chợ cóc” bao vây. Nhiều người dân chọn phương án mua sắm ở ngoài đường, thay vì chờ đến phiên mới vào chợ, mà có vào cũng phải bảm đảm những thủ tục kèm theo. Trước đó, để phòng dịch, TP. Đà Nẵng quy định, người vào chợ phải có phiếu đi chợ bằng mã QR, 3 ngày mới đi chợ một lần...

Trong khi đó, hiện nay trên nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng, rất dễ dàng bắt gặp những điểm bán hàng thực phẩm tự phát trên vỉa hè hoặc ngay trong nhà dân. Thậm chí, có nơi còn tụ tập đông người, nhộn nhịp kẻ bán người mua. Thực phẩm của các quầy hàng đầy đủ từ rau, củ; thịt, cá, đến đủ loại lương thực thực phẩm. Ngay tại khu vực xung quanh chợ Đầu mối Hòa Cường, nằm trên địa bàn quận Hải Châu, trên các vỉa hè đường Hồ Nguyễn Trừng, Lê Sát, Lê Nổ xuất hiện nhiều điểm mua bán, hoạt động khá nhộn nhịp.

Tương tự, tại chợ Bắc Mỹ An nằm trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nhiều quầy hàng bày bán đầy đủ các mặt hàng thiết yếu từ rau, củ, quả, thịt, cá, hải sản, tạp hóa… hoạt động tại các tuyến đường xung quanh chợ khiến tiểu thương trong chợ buồn thiu vì ế ẩm. Một tiểu thương kinh doanh trong chợ Bắc Mỹ An bức xúc cho biết, chúng tôi là những người thuê mặt bằng trong chợ để kinh doanh, đóng thuế đầy đủ theo quy định nhưng nếu ngành chức năng không dẹp được tình trạng “chợ cóc”, hàng rong hoạt động tràn lan ngay xung quanh chợ thì tiểu thương như chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, việc hạn chế mở lại chợ truyền thống đã tạo điều kiện thuận lợi để các điểm bán hàng tự phát, bán hàng rong phát triển. Nhiều người cho rằng, nên nâng tần suất đi chợ của người dân từ 3 ngày/lần lên 2 ngày/lần tùy theo tình hình dịch bệnh để tạo thuận lợi cho người dân vào trong chợ mua sắm, từng bước đưa các chợ truyền thống hoạt động ổn định trong trạng thái bình thường mới. Trước đó, trong thời gian các chợ tạm đóng cửa phòng dịch, nhiều hộ dân đã nhập thực phẩm, hàng hóa về bày bán tại vỉa hè, trước nhà tạo nên tình trạng “chợ cóc” tràn lan. Mặc dù, đến nay tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng đã cơ bản được kiểm soát, song các điểm buôn bán này vẫn còn tồn tại.

Theo ông Đàm Văn Tẩu - Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng, trong thời gian các chợ trên địa bàn thành phố tạm đóng cửa phòng dịch, nhiều hộ dân đã nhập thực phẩm, hàng hóa về bày bán tại vỉa hè tạo nên tình trạng “chợ cóc” tràn lan. Công ty đã đề xuất với Sở Công thương, UBND TP. Đà Nẵng giải quyết tình trạng “chợ cóc” gây mất an toàn phòng dịch như hiện nay. Bên cạnh đó, công ty cũng có đề xuất nâng tần suất đi chợ, tùy theo tình hình dịch bệnh để tạo thuận lợi cho người dân, từng bước đưa các chợ truyền thống hoạt động một cách ổn định, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

Tình trạng nhiều hộ buôn bán phía bên ngoài chợ không thuộc thẩm quyền xử lý của ban quản lý chợ mà thuộc trách nhiệm của chính quyền từng địa phương. Để giải quyết tình trạng ế ẩm cho tiểu thương cũng như hạn chế nguy cơ lây lan dịch từ các “chợ cóc”, thiết nghĩ các cơ quan chức năng ở TP. Đà Năng cần tăng cường vào cuộc tuần tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các hộ vi phạm; kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn bán tự phát bên ngoài chợ, bảo đảm công tác phòng, chống dịch; an ninh trật tự, cũng như an toàn giao thông trên địa bàn.

Bài và ảnh Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data