agribank-vietnam-airlines

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường: Vì sao một số nước đã bãi bỏ?

Thái Thu
Thái Thu  - 
Theo thống kê của Obesity Evidence Hub, có khoảng 45 quốc gia (chưa đến ¼ các nước trên thế giới) áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.
aa

Nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã áp dụng cho thấy rằng chính sách thuế này là không đạt hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì hay điều chỉnh hành vi người tiêu dùng do hiệu ứng hàng hóa thay thế, trong khi lại mang đến các tác động tiêu cực tới nền kinh tế và việc làm.

Đầu năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới đã cập nhật danh sách các can thiệp hiệu quả nhất về mặt chi phí để giải quyết các bệnh không lây nhiễm (Best Buys) tuy nhiên biện pháp áp thuế lên đồ uống có đường vẫn không nằm trong danh sách các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất này.

Tại nhiều nước áp thuế TTĐB tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục gia tăng

Chi-lê, Mexico, Ấn Độ, Bỉ, Phần Lan, Latvia và Brunei là những ví dụ điển hình. Theo thống kê của Liên đoàn Béo phì thế giới, Chi-lê đã áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường từ năm 2014 nhưng đến năm 2016-2017 tỷ lệ thừa cân béo phì tại nước này vẫn gia tăng liên tục từ 19,2% lên 30,3% đối với nam giới và từ 30,7% lên 38,4% đối với nữ giới.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường: Vì sao một số nước đã bãi bỏ?

Nguồn: European Journal of Public Health

Tương tự, tại Mexico sau 2 năm áp thuế, lượng tiêu thụ đồ uống có đường ở Mexico có xu hướng tăng trở lại ở mức 1,6% so với trước thời điểm áp thuế, cho thấy đây là sản phẩm có độ co giãn của cầu thấp, dẫn tới lượng tiêu thụ ít bị tác động bởi yếu tố tăng giá, đồng thời tỷ lệ TCBP ở cả người lớn và trẻ em nước này vẫn gia tăng liên tục trong giai đoạn 2012 - 2021, nam giới tăng lên 70%; nữ tăng lên 75%; trẻ em tăng nhanh nhất từ 35% lên 43%.

Tại một số bang của Mỹ như thành phố Berkerley, bang California, Mỹ, việc đánh thuế thậm chí khiến lượng calories mà người dân nạp vào cơ thể tăng lên trung bình 26 calories mỗi ngày theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine. Cụ thể, lượng calories nạp vào từ các mặt hàng nước giải khát bị đánh thuế giảm nhẹ trung bình 6 calories mỗi ngày, từ 45 kcal/ngày xuống 39 kcal/ngày. Trái lại, lượng calories nạp vào từ các sản phẩm đồ uống không bị đánh thuế lại tăng trung bình 32 calories mỗi ngày, từ 116 kcal/ngày lên đến 145 kcal/ngày.

Một số nước đã bãi bỏ thuế TTĐB với nước giải khát có đường vì tác động tiêu cực lên kinh tế và việc làm địa phương

Nghiên cứu do Ủy ban Châu Âu tiến hành chỉ ra rằng việc đánh thuế thức ăn hay đồ uống nhiều chất béo, đường hay muối tại một số quốc gia Liên minh Châu Âu dẫn đến sự gia tăng về chi phí quản trị, tình trạng thiếu việc làm tại một số quốc gia, chi phí lương thực tăng cao, đồng thời không đem lại sự cải thiện rõ rệt nào về sức khoẻ cộng đồng. Đan Mạch là ví dụ điển hình. Đan Mạch đã nước tiên phong áp thuế đồ uống có đường tại Châu Âu từ những năm 1930.

Sau một thời gian dài áp dụng cũng không nhận thấy tính hiệu quả, chính phủ Đan Mạch đã phải loại bỏ dần theo hai giai đoạn, với mức giảm 50% kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và loại bỏ hoàn toàn kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Lý do Chính phủ Đan Mạch bãi bỏ là nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Mặc dù đã bãi bỏ chính sách thuế này, tỉ lệ béo phì ở nước này được duy trì ở mức độ phù hợp. Một số bang của Mỹ cũng đã bãi bỏ chính sách này sau một thời gian ngắn khi vừa thông qua. Ví dụ chính quyền quận Cook bang Illinois đã bãi bỏ sắc thuế này sau chưa đầy một năm kể từ khi thông qua. Bang California thậm chí đã thông qua dự luật ngăn chặn bất cứ thành phố trực thuộc nào thông qua việc áp thuế đối với đồ uống hay thực phẩm trong vòng 12 năm tới kể từ tháng 6 năm 2018.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường: Vì sao một số nước đã bãi bỏ?

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ thuế TTĐB đối với các sản phẩm đồ uống có đường do không có tác dụng ngăn ngừa tăng cân béo phì ở người dân

Lý do nhiều nước không áp dụng chính sách thuế đối với nước giải khát có đường

Nhật Bản đã xây dựng hai bộ luật Shuku Iku và Metabo, trong đó quy định quá trình xây dựng thực đơn lành mạnh trong các trường học và thực hiện các bài giảng về dinh dưỡng cho học sinh. Bộ luật này cũng yêu cầu các công ty phải có thời gian nghỉ giữa giờ để nhân viên tập thể dục, đồng thời khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động thể chất sau giờ làm việc.

Tại Singapore, 11% người dân Singapore mắc bệnh béo phì, 30% trong số họ thừa cân, 10% mắc bệnh tiểu đường và tỉ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, chính phủ Singapore không lựa chọn áp dụng biện pháp đánh thuế đối với nước giải khát có đường vì không coi đó là một biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Thay vào đó, một cách tiếp cận toàn diện hơn đã được áp dụng, bao gồm việc tăng cường hoạt động thể chất cũng như các biện pháp giáo dục cộng đồng về chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Thái Thu

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data