agribank-vietnam-airlines

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho lĩnh vực ưu tiên

PV
PV  - 
Ngày 14/11/2024, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thừa Thiên Huế và BIDV chi nhánh Phú Xuân tổ chức hội nghị đối thoại, kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp trên địa bàn.
aa
Ngân hàng và doanh nghiệp cần tăng niềm tin để hỗ trợ nhau Gỡ thế khó cho cả ngân hàng và doanh nghiệp

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Phạm Bá Nam – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, cơ quan liên quan; Ban Giám đốc, cán bộ chủ chốt của 2 chi nhánh BIDV cùng hơn 100 doanh nghiệp khách hàng của hệ thống BIDV trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, đến 31/10/2024, tổng dư nợ tín dung toàn địa bàn đạt gần 81.000 tỷ đồng, tăng trên 8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 4,5% so với đầu năm. Trong đó, tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tới 70% tổng dư nợ với quy mô gần 57.000 tỷ đồng. Tín dụng cho doanh nghiệp đạt gần 30.000 tỷ đồng, chiếm 37% trong tổng trong tổng dư nợ. Nợ xấu toàn địa bàn tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn luôn ở mức dưới 2% trong tổng dư nợ. Từ đầu năm đến nay, thông qua chương trình đối thoại, kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, các ngân hàng trên địa bàn đã giải ngân cho gần 1.200 doanh nghiệp với tổng dư nợ đạt trên 15.000 tỷ đồng và hơn 300 lượt kết nối theo nhiều hình thức khác nhau.

Thảo luận của các giám đốc BIDV
Phần thảo luận giám đốc 2 chi nhánh BIDV trên địa bàn

Đối với hệ thống BIDV trên địa bàn, đến 31/10/2024, tổng dư nợ đạt 13.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng dư nợ toàn ngành trên địa bàn. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp của hai chi nhánh đạt 6.956 tỷ đồng, chiếm 44,81% trong tổng dư nợ của hai chi nhánh. Hiện nay, BIDV đang triển khai rất nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã nghe lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh giới thiệu một số chương trình, chính sách của tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn; phát biểu của đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh về các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn trong bối cảnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, trong đó tập trung vào các vấn đề: nhu cầu tín dụng, điều kiện và quy trình thủ tục cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo, các chương trình tín dụng ưu đãi,...

Lễ kí kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng BIDV và khách hàng
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa các chi nhánh BIDV trên địa bàn và doanh nghiệp

Hội nghị cũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa đại diện các chi nhánh BIDV trên địa bàn và doanh nghiệp với tổng quy mô gần 250 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là các hợp đồng tín dụng thương mại tài trợ dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, hợp đồng tín dụng xanh cho các dự án tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường theo định hướng tại Kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước, UBND tỉnh về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Giám đốc NHNN tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chỉ đạo hội nghị
Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Phạm Bá Nam - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế yêu cầu 2 chi nhánh BIDV trên địa bàn bám sát các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024, Quyết định số 01 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các dự án nhà ở xã hội, các dự án tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh; Tiếp tục triển khai có hiệu quả, toàn diện, đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; Đề nghị các sở, ngành, hiệp hội/hội doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các ngân hàng trong triển khai, truyền thông các chính sách tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; Đề nghị các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, chiến lược phát triển, minh bạch thông tin để nâng cao khả năng tiếp cận vốn.

Với sự thành công của các hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, đặc biệt là hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng – doanh nghiệp vừa được tổ chức, tin tưởng rằng trong những tháng còn lại của năm 2024 và năm 2025, hệ thống BIDV trên địa bàn sẽ bứt phá mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc kế hoạch hoạt động kinh doanh, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, không chỉ đơn thuần là quan hệ vay - cho vay, mà là sự đồng hành chiến lược, cùng kiến tạo giá trị và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng trong quý I/2025 và chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, hành trình vươn mình của kinh tế Việt Nam đang được tiếp sức mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng.
Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ quốc, có biên giới với Lào, Trung Quốc có tiềm năng to lớn, nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch sinh thái và nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Để phát huy được những thế mạnh của kinh tế địa phương, vốn tín dụng ngân hàng được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng.
OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Sự hợp tác giữa OCB và VinaCapital không chỉ mở rộng hệ sinh thái của hai bên, mà còn kiến tạo nên những giải pháp đầu tư bền vững, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng ưu tiên của OCB, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Ngày 3/4, trả lời báo chí, ông Bùi Văn Sổn, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, đã có gần 1.300.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); góp phần giúp trên 350.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo các giai đoạn.
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, NHNN Khu vực 4 (gồm 6 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc) đã từng bước ổn định tổ chức, đảm bảo duy trì thông suốt các mặt nghiệp vụ, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 tổ chức cuộc gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thông tin về các sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn trong năm 2025.
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Chính sách cho vay nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân. Từ những mái ấm khang trang mọc lên khắp các vùng quê xứ Quảng, người dân không chỉ “an cư” mà còn “lạc nghiệp”, vững vàng vươn lên trong cuộc sống.
Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Sáng ngày 21/3, UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí mua ghe Ngo. Agribank là đơn vị tài trợ kinh phí mua ghe Ngo phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao tại địa phương.
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” đã và đang trở thành động lực quan trọng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Quảng Ngãi. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, phong trào còn giúp chị em phụ nữ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội, trở thành những tấm gương điển hình về sự tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data