hoa-sen-home-mb

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam

Hà Văn
Hà Văn  - 
Chiều 15/12, ngay sau khi tới Nhật Bản, bắt đầu các hoạt động song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Công ty Shibata Gousei tại tỉnh Gunma - một doanh nghiệp tiêu biểu về tự động hóa và sản xuất thân thiện với môi trường, động viên các lao động Việt Nam đang làm việc tại đây.
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Công ty Shibata Gousei tại tỉnh Gunma - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Công ty Shibata Gousei thành lập năm 1968, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp, gia công ép nhựa, chế tạo khuôn mẫu cho bộ phận nhựa nội thất ô tô.

Shibata Gousei là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Gunma đang tích cực thực hiện chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số trong vận hành, sản xuất, hiện thực hóa dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động bằng máy móc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 2.
Thủ tướng nghe giới thiệu về hoạt động của công ty - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, Công ty có nhiều giải pháp, sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm phát thải như sản phẩm từ đồ đựng tái chế, đồ đựng phân hủy sinh học (bằng sáng chế về cấu trúc hai lớp, trong đó lớp bên trong là nhựa thông dụng, lớp bên ngoài là nhựa phân hủy sinh học có khả năng phân hủy đến 90%).

Công ty có khoảng 400 nhân viên cả trong và ngoài nước, trong đó có 30 nhân viên người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như kỹ sư lập trình, thiết kế, chế tạo các máy đóng gói tự động, máy gia công... Công ty đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng, đánh giá cao sự phát triển và thành tựu đạt được của công ty trong những năm qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe giới thiệu về công ty và hoạt động, đóng góp của các nhân viên Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng, đánh giá cao sự phát triển và thành tựu đạt được của công ty trong những năm qua; đặc biệt là việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, tự động hóa, áp dụng công nghệ Internet vạn vật (IOT) trong vận hành, cũng như triển khai sáng kiến Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), sản xuất xanh, sản xuất sạch. Đây cũng là xu thế lớn của thế giới, là yêu cầu bắt buộc đặt ra hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 4.
Thủ tướng mong muốn lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, tạo điều kiện để các kỹ sư, nhân viên người Việt Nam sinh sống, làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại COP28 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cùng nhấn mạnh quyết tâm hợp tác, cùng đề cao đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải, giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C.

Thủ tướng vui mừng khi biết có nhiều kỹ sư, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại công ty, đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong việc chế tạo thiết bị tự động hóa, chuyển đổi số của công ty, "coi công ty như nhà mình", trong điều kiện làm việc và đãi ngộ tốt. Thủ tướng gửi lời cảm ơn và mong muốn lãnh đạo Công ty tiếp tục tiếp nhận thêm lao động Việt Nam, luôn quan tâm, tạo điều kiện để các kỹ sư, nhân viên người Việt Nam sinh sống, làm việc thuận lợi, nâng cao tay nghề, được học hỏi những công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

"Tình hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản được thể hiện ngay trong nhà máy, người Việt Nam và Nhật Bản cùng chung sức, đồng lòng phát triển nhà máy theo xu thế tự động hóa và thân thiện với môi trường", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng chúc công ty thành công hơn nữa và đề nghị công ty nghiên cứu, hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, đóng góp cho quan hệ giữa tỉnh Gunma với Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản vừa được thiết lập.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 5.
Thủ tướng nói chuyện với các lao động người Việt Nam tại Công ty - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với các lao động người Việt Nam, Thủ tướng mong muốn luôn đoàn kết, chăm chỉ làm việc, nỗ lực học hỏi, nâng cao tay nghề, ngày càng tiến bộ, đóng góp cho công ty và cho quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, khi có điều kiện thì đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản và động viên công nhân Việt Nam- Ảnh 6.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm tại Công ty Shibata Gousei - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

* Tỉnh Gunma nằm ở vị trí trung tâm Nhật Bản, gần Tokyo, là quê hương của 04 Thủ tướng Nhật Bản; dân số khoảng 2 triệu người, GDP năm 2021 khoảng 62 tỷ USD, có thế mạnh về ngành sản xuất thiết bị vận tải, linh kiện, thực phẩm, hóa học, nhựa.

Hiện có 45 doanh nghiệp của tỉnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như nhựa, thiết bị vận tải… Ngày càng nhiều doanh nghiệp tỉnh Gunma quan tâm và mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh đạt khoảng 12.000 người, là cộng đồng người nước ngoài lớn nhất tại đây.

Tỉnh Gunma thường xuyên quan tâm, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19; tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư, mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Hợp tác giữa tỉnh Gunma với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam đã và đang đạt được thành quả trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân…

Hà Văn
baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data