Thị trường nội địa - “phao cứu sinh” giữa mùa dịch
Năm nay, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đại dịch Covid-19 lại “tái xuất”. Nhưng, điều đáng nói đợt bùng phát lần này của đại dịch nguy hiểm hơn rất nhiều với các biến chủng, cùng mức độ lây lan đến chóng mặt. Những tác động tiêu cực đã và đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong đó, bài toán tiêu thụ nông sản cho người dân đang đặt ra nhiều khó khăn cho các địa phương trong cả nước...
Trong bối cảnh, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, cách trở thì việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân đang dựa rất nhiều vào thị trường trong nước. Thị trường nội địa đang được xem là “cứu cánh” giữa mùa dịch. Trên thực tế, trong thời gian gần đây câu chuyện tiêu thụ nông sản ở vùng dịch nói riêng và cả nước nói chung, gặp rất nhiều khó khăn do Covid-19. Để tháo gỡ khó khăn, ở từng địa phương có những cách làm cụ thể khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào thị trường nội địa, sức tiêu thụ của người dân trong nước. Trong đó, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước gần đây việc tiêu thụ nông sản của bà con Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh, những nông sản thiết yếu như rau, củ, quả... nhiều loại nông sản khác do không được thương lái thu mua hoặc thu mua với giá thấp đã gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân.
Theo ông Nguyễn Văn Vân - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang, do đại dịch Covid-19 nên thời gian gần đây việc tiêu thụ đầu ra của các loại nông sản có phần khó khăn. Trong đó, do nhiều nơi như trường học, khách sạn, nhà hàng... đồng loạt đóng cửa nên việc tiêu thụ hàng loạt sản phẩm gặp khó khăn so với thời gian trước...
![]() |
Thị trường nội địa đang phát huy vai trò của mình trong “bão dịch” |
Trong bối cảnh khó khăn đó, thị trường nội địa đang “lĩnh ấn tiên phong”, phát huy những vai trò của mình. Thực hiện chủ trương trên, Sở Công thương TP. Đà Nẵng có công văn kêu gọi các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng nông sản chung tay hỗ trợ “giải cứu” sản phẩm cho bà con nông dân. Ngay sau đó, tại trên địa bàn thành phố hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại đến các điểm bán lẻ đã nhang chóng vào cuộc. Những nỗ lực này nhanh chóng giúp nông sản ở địa phương không bị ùn ứ; sự kết nối cung ứng hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh được đảm bảo.
Trong những ngày đầu kết nối, với sự vào cuộc của các siêu thị, một số nông sản ở địa phương đang ách tắc đầu ra đã được “giải cứu”, nhanh chóng đưa ra thị trường. Cụ thể, 1,5 tấn ớt của bà con nông dân huyện Hòa Vang bị ùn ứ từ đầu mùa dịch đã được các siêu thị thu mua. Trong đó, Big C Đà Nẵng thu mua hơn 200kg ớt và 100kg bí đao; Co.opmart Đà Nẵng thu mua hơn 100kg ớt và 200kg bí đao với giá bày bán trên kệ là 7.500 đồng/kg bí đao, 8.000 đồng/kg ớt; siêu thị Co.opmart Sơn Trà cũng tiêu thụ 1 tấn bí đao/tuần, 150 kg ớt/tuần...
Đến thời điểm này, vượt ngoài sự kỳ vọng, với sự chung sức của người dân thành phố, đã có khoảng hơn 15 tấn nông sản của bà con nông dân Đà Nẵng trong đó chủ yếu là các loại ớt và bí đao đã được tiêu thụ ngay tại địa phương. Đặc biệt, các sản phẩm bí đao đã thoát khỏi nguy cơ ùn ứ. Sự hỗ trợ, vào cuộc kịp thời của các siêu thị, trung tâm bán lẻ trên địa bàn đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho nhiều hộ nông dân, các HTX sản xuất nông sản trên địa bàn thành phố. Đại diện HTX dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (huyện Hòa Vang) cho biết, những ngày bình thường, nông sản của HTX chủ yếu cung cấp cho các bếp ăn của các trường học trên địa bàn thành phố và các siêu thị như Co.opmart, VinMart… Trung bình mỗi ngày, HTX cung cấp cho các bếp ăn của các trường học khoảng 150 đến 200kg rau rủ quả các loại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều trường học tạm đóng cửa thì số lượng rau này dư ra. Tuy vậy, nhờ việc các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thành phố hỗ trợ bằng cách nhập tăng số lượng rau củ quả so với ngày bình thường. Những hỗ trợ này, đã góp phần giải quyết số lượng nông sản dư thừa của HTX. Trực tiếp hỗ trợ để đơn vị thoát khỏi những khó khăn do dịch bệnh.
Bên cạnh, việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân ở địa phương các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố còn kế hoạch tăng tiêu thụ, gỡ khó cho bà con nông dân. Trong đó, tập trung ở một số địa phương khu vực phía bắc như Bắc Giang, Hải Dương... những nơi đã và đang chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại... còn có các chợ truyền thống, thậm chí là các điểm bán hàng lưu động cũng đang nỗ lực “giải cứu” nông sản hỗ trợ bà con nông dân trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh như hiện nay.
Đơn cử, mới đây Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng đã tổ chức chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều giúp người dân Bắc Giang. Nơi đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Hội Doanh nhân trẻ thành phố kết nối với tình nguyện viên, cộng đồng doanh nghiệp ở Bắc Giang mua, vận chuyển hơn 70 tấn vải thiều về Đà Nẵng tiêu thụ. Chỉ sau 2 ngày kêu gọi, thông qua chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang của Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng, người dân địa phương đã mua hết hơn 30 tấn vải, góp phần giúp nông dân trồng vải giải quyết khó khăn về đầu ra. Anh Mai Minh Vương - Hội Doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng chia sẻ, Đà Nẵng có trách nhiệm với cộng đồng và phát động chương trình để mỗi người góp một phần cho việc ổn định đời sống của bà con. Nhiều bà con tới mua vải ủng hộ nên việc tiêu thụ sẽ tiếp tục đến khi nào mà sức mua bão hòa mới dừng lại...
Có thể nói, thị trường nội địa đang chứng tỏ được vai trò của mình trong việc tiêu thụ nông sản trong điều kiện có dịch bệnh như hiện nay. Để phát huy tối đa vai trò của thị trường đầy tiềm năng này, các cơ quan chức năng doanh nghiệp cần có sự phối hợp, kịp thời xử lý các vướng mắc trong hoạt động tiêu thụ nông sản; Trong đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, biển đảo... tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình và thấp; Đồng thời, bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong nước, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Về lâu dài, nếu phát huy tốt vai trò của thị trường nội địa, góp phần đem lại một diện mạo mới cho nông sản Việt Nam theo hướng hình thành các chuỗi giá trị, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, chuyên nghiệp ngay từ ở trong nước.
Tin liên quan
Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD
![[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/06/23/hoang-long20250406235705.jpg?rt=20250406235708?250407061122)
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?
Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời
